Khung mùa vụ nuôi tôm 2018 ở Sóc Trăng và những lưu ý

Ngành Thủy sản Sóc Trăng đưa ra khung mùa vụ phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Sóc Trăng và đưa ra một số khuyến cáo.

Khung mùa vụ nuôi tôm 2018 ở Sóc Trăng và những lưu ý
Nuôi tôm ở Sóc Trăng

Vụ nuôi tôm nước lợ của tỉnh Sóc Trăng bắt đầu từ 29/12/2016 đến hết tháng 9/2017, trong đó tạm dừng thả giống từ đầu tháng 3 đến hết tháng 4. Đa số người nuôi tôm đã chấp hành tốt, vào giai đoạn đầu vụ, tốc độ thả nuôi tương đối chậm, chủ yếu thả thăm dò hoặc chăm sóc, cải tạo phơi kỹ nền đáy ao, khi thời tiết ổn định mới thả giống. Nhờ vậy, tuy các diện tích thả nuôi ở các huyện, thị xã đều vượt hơn so kế hoạch, nhưng tỉ lệ tôm thiệt hại rất ít, chủ yếu do tác động xấu của môi trường.

Từ những thành công của vụ nuôi năm 2017, căn cứ dự báo tình hình khí tượng thủy văn, quan trắc môi trường, đánh giá diễn biến tình hình nuôi, dịch bệnh và tham vấn ý kiến, kinh nghiệm của người nuôi lâu năm, Ngành Thủy sản Sóc Trăng đưa ra khung mùa vụ phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh Sóc Trăng. 

khung lịch thời vụ, thả giống tôm, khung lịch thả giống tôm, nuôi tôm nước lợ, lịch thời vụ

Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng khuyến cáo: “Lịch thời vụ năm 2018 bắt đầu từ ngày 19/1, dự kiến kết thúc vào ngày 30/9/2018. Với tôm thẻ chân trắng có thể thả từ ngày 19/1 và kết thúc vào ngày 30/9. Riêng tôm sú, tốt nhất là thả vào tháng 4 và kết thúc trước ngày 30/9/2018; còn mô hình tôm – lúa thì phải kết thúc sớm trước 30/9 để duy trì mô hình tôm – lúa. Ngành chức năng sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến thời tiết, quan trắc môi trường và tình hình dịch bệnh để có những thông báo cụ thể và kịp thời trong từng giai đoạn thả nuôi cho bà con. Đặc biệt, địa phương cũng nên xây dựng lịch chi tiết cho từng tiểu vùng, căn cứ trên khung lịch thời vụ chung”.

Ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin để người dân xử lý các diễn biến trong quá trình nuôi. Đặc biệt là các mô hình hiệu quả để người dân mạnh dạn áp dụng vào sản xuất, giữ vững phương châm “nuôi nước trước nuôi tôm” và “thả thăm dò”.

Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình khuyến cáo thêm: “Nông dân cần chú ý, theo dự báo thời tiết thì năm 2018, nước ta sẽ bị ảnh hưởng từ 14 đến 16 cơn bão và hầu như có mưa rãi rác quanh năm. Đặc biệt xuất hiện mưa trái mùa nhiều và tập trung vào tháng 7, tháng 8 có thể mưu dầm kéo dài; độ mặn sẽ tăng cao vào tháng 3, nhưng nhiệt độ tăng cao nhất vào tháng 4 và cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời gian chuyển mua từ nắng sang mưa, do đó đối với nuôi thâm canh và bán thâm canh, bà con có thể bố trí sản xuất quanh năm. Tuy nhiên phải chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó với tình hình mưa bão kéo dài. Riêng với các mô hình nuôi nhỏ lẻ thì trong thời gian này nên hạn chế đối đa việc thả giống, bà con cũng nên tăng cường việc trữ nước và nuôi nước”.

TH Sóc Trăng
Đăng ngày 16/01/2018
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:05 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:05 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:05 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:05 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:05 20/12/2024
Some text some message..