Nuôi kết hợp tôm sú, ốc hương, hải sâm và rong biển cho hiệu quả cao

Qua hai năm triển khai, các mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển; tôm sú với hải sâm và rong biển đã mang lại hiệu quả thiết thực. Các mô hình này dễ áp dụng, phù hợp với nông dân các tỉnh miền trung.

thu hoạch tôm
Thu hoạch tôm sú ở thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận).

Từ hơn một năm nay, ông Nguyễn Văn Dương ở thôn Xuân Đông, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thực hiện mô hình nuôi trồng kết hợp ốc hương, hải sâm và rong biển trên diện tích 1 ha mặt nước. Mô hình này thuộc khuôn khổ dự án “Xây dựng mô hình nuôi kết hợp tôm, ốc hương với hải sâm và rong biển theo VietGAP cho một số tỉnh ven biển miền trung” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hòa thực hiện từ năm 2015. Ông Dương cho biết, trước đây, ông chỉ nuôi ốc hương nhưng do dịch bệnh cho nên thua lỗ liên miên, nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Tham gia dự án, ông được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, bắt đầu nuôi một cách bài bản. Chẳng hạn như trước kia ông nuôi ốc hương mật độ dày, nay chỉ thả 50 con/m2. Phần nuôi trồng kết hợp, ông thả 2m2/con hải sâm; cả 1ha, ông chỉ trồng 500 kg rong nho. Ông được hỗ trợ 30% thức ăn, 50% giống và toàn bộ lưới trồng rong nho. "Lúc đầu nghe lạ lắm! Nhưng làm rồi ngẫm ra thấy rất có lý. Nước sạch hơn, ốc mau lớn hơn", ông Dương vui vẻ nói.

Tại tỉnh Ninh Thuận, mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong biển cũng cho kết quả tốt. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Tin cho biết, quy mô tham gia dự án là 2 ha, mật độ thả tôm sú 20 con/m2, hải sâm một con/m2, rong biển 500 kg/ha. Đến nay mô hình đã triển khai được 70 ngày, nông dân thu hoạch hơn hai tấn tôm; rong biển và hải sâm đang phát triển tốt.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Kim Văn Tiêu, tôm sú, ốc hương, hải sâm, rong biển, trong đó có rong nho là những đối tượng nuôi trồng được ưa chuộng ở nước ta, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trước đây, nông dân nuôi đơn lẻ ốc hương, tôm sú cho nên đã đưa vào môi trường nước một lượng rất lớn hóa chất gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh khiến hiệu quả nuôi trồng thấp, rủi ro cao. Thực hiện chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, năm 2015 Trung tâm Khuyến nông quốc gia chủ trì xây dựng mô hình nuôi kết hợp tôm sú, ốc hương, hải sâm và rong biển ở các địa phương. Đồng thời phối hợp Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III xây dựng hai quy trình công nghệ nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm, rong biển và nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm, rong biển. Lợi ích của mô hình là hải sâm ăn lọc, rong câu hấp thụ các chất dinh dưỡng hòa tan làm giảm quá trình ô nhiễm từ hoạt động nuôi ốc hương. Sau đó, hải sâm, rong biển sẽ chuyển dạng năng lượng thấp (chất thải) sang năng lượng cao và hữu ích.

Trung tâm Khuyến nông quốc gia xây dựng mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển tại xã Xuân Yên, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên và xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa; có bốn hộ tham gia, quy mô 4 ha; xây dựng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển bốn xã nông thôn mới gồm: xã Phú Hải (huyện Phú Vang), xã Lộc Bình (huyện Phú Lộc), tỉnh Thừa Thiên - Huế; xã Võ Ninh (huyện Quảng Ninh), xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn), tỉnh Quảng Bình, có bốn hộ tham gia, quy mô 2 ha. Xây dựng mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển theo chuỗi giá trị tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, có hai hộ tham gia, quy mô 2 ha; xây dựng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển theo chuỗi giá trị tại xã Phương Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận có ba hộ tham gia, quy mô 2 ha.

Hướng tới mục tiêu hoàn thiện quy trình công nghệ, trong quá trình triển khai dự án, các cán bộ kỹ thuật, hộ dân tham gia xây dựng mô hình đã kiểm tra, khảo sát định kỳ các yếu tố môi trường, bệnh để điều chỉnh các thông số kỹ thuật. Từ những số liệu và kết quả thu được, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã hoàn thiện hai quy trình công nghệ phù hợp các tỉnh ven biển miền trung. Đó là Quy trình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm, rong biển và quy trình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong biển.

Tại các hội thảo nhân rộng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển tổ chức tại tỉnh Ninh Thuận; hội thảo nhân rộng mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển tổ chức tại tỉnh Khánh Hòa vừa qua, nông dân và cán bộ khuyến nông đã thảo luận, tìm giải pháp cho các vấn đề như: Mua giống hải sâm, rong nho ở đâu; trong kỹ thuật nuôi, đối tượng nào trước, đối tượng nào sau, thời gian giãn cách bao nhiêu ngày; kỹ thuật phòng bệnh cho ốc hương, tôm sú; tác dụng của hải sâm và rong biển trong mô hình nuôi kết hợp; thị trường tiêu thụ hải sâm và rong biển;…

Từ các hội thảo, Trung tâm Khuyến nông quốc gia kết luận: Ốc hương, tôm sú là đối tượng nuôi quan trọng, chủ lực thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhưng đang đối mặt với dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Vì vậy, thành công của mô hình là hướng đi mới tạo phương thức nuôi mới cho nông dân tại các xã nông thôn mới ven biển miền trung, nâng cao thu nhập, giảm ô nhiễm môi trường và dịch bệnh, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

Thạc sĩ Kim Văn Tiêu cho biết: Qua hai năm triển khai, các mô hình tại một số tỉnh ven biển miền trung đã khẳng định tính hiệu quả; đem lại nguồn thu nhập tốt hơn cho nông dân. Với mô hình nuôi kết hợp ốc hương với hải sâm và rong biển, lợi nhuận đem lại khoảng 449,4 triệu đồng/ha/vụ; tăng 42,4% so với mô hình nuôi đơn của hộ khác có cùng diện tích nuôi. Với mô hình nuôi kết hợp tôm sú với hải sâm và rong biển, mỗi hộ lãi từ 165 đến 180 triệu đồng/vụ. Thành công của mô hình này đã đánh thức các vùng nuôi tôm bị bỏ hoang, từ nuôi thâm canh chuyển sang nuôi kết hợp, bảo đảm lợi ích kinh tế - xã hội và môi trường. Mô hình nuôi kết hợp rất dễ áp dụng và phù hợp với nông dân miền trung, cho nên cần được nhân rộng. Tuy nhiên lâu nay bà con chỉ quen nuôi đơn thuần, trong khi nuôi kết hợp nhiều đối tượng đòi hỏi phải có kiến thức và nắm vững kỹ thuật mới thành công. Vì vậy, trung tâm khuyến nông các tỉnh cần tăng cường tập huấn để nông dân nắm bắt.

Nhân Dân 03/06/2017
Đăng ngày 03/06/2017
Phong Nguyên
Nuôi trồng

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 11:00 22/11/2024

Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm

Các chất độc phát sinh trong ao nuôi một trong những nguyên nhân khiến tôm còi cọc, stress, chậm phát triển, thậm chí là chết hàng loạt gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.

Nước ao tôm
• 09:49 21/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 19:11 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 19:11 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 19:11 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 19:11 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 19:11 22/11/2024
Some text some message..