Ảm đạm vùng nuôi tôm hùm

Những ngày qua, tại các vùng nuôi tôm ở Vạn Ninh bao phủ một bầu không khí ảm đạm bởi tôm hùm chết hàng loạt. Đi đâu người dân cũng hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước viễn cảnh thất thu, thua lỗ.

Ảm đạm vùng nuôi tôm hùm
1 con tôm hùm chết do bệnh sữa.

Chớp mắt mất tiền triệu

Chúng tôi đến bè tôm của ông Trương Văn Việt (người xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh), tại thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh. Ông Việt đang ngồi thất thần nhìn 6 nhân công lặn vớt tôm bị bệnh bán cho thương lái để vớt vát đôi chút vì giá khá bèo. Hơn 10 năm nuôi tôm, nhưng ông Việt chưa từng chứng kiến cảnh tôm hùm chết liên tục như hiện nay. Khóe mắt đỏ hoe, ông Việt cho biết: “Hơn 10.800 con tôm hùm gia đình thả nuôi đạt trọng lượng từ 1 - 1,6kg/con chết liên tục trong thời gian qua. Mỗi ngày, có hàng chục con tôm hùm chết, tiền triệu ra đi trong chớp mắt”. Trong câu chuyện, chúng tôi được biết, đợt cơn bão số 12 cuối năm 2017, gia đình ông Việt đã thiệt hại hơn 20 tỷ đồng. Tin tưởng chỉ có đầu tư nuôi tôm hùm mới gỡ gạc được những gì đã mất, nên gia đình ông đã dùng số vốn tích cóp nhiều năm qua, cùng với số tiền vay ngân hàng để tái đầu tư, nhưng nào ngờ chỉ mới thả nuôi chưa được 1 năm thì tôm lại mắc bệnh, nguy cơ mất vốn đang hiển hiện dần.

Đáng lẽ số tôm này gia đình ông Việt có thể bán non, nhưng do tôm chưa đạt trọng lượng nên thương lái không thu mua. Gia đình ông đã cẩn thận kéo bè nuôi ra xa bờ, gắng gượng nuôi thêm vài tháng nữa mới bán. Thế nhưng, tôm vẫn mắc bệnh và chết gần 50%. Hiện nay, giá tôm trên thị trường khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng/kg, nhưng do tôm chết nên thương lái chỉ mua từ 200.000 - 400.000 đồng/kg, tùy chất lượng. Ông Việt nhẩm tính, với lượng tôm hùm chết liên tục trong thời gian qua, gia đình ông thiệt hại hơn 4 tỷ đồng.

Rời bè của gia đình ông Việt, chúng tôi lên bè nuôi hơn 20.000 con tôm hùm được thả nuôi hơn 8 tháng của gia đình ông Lê Thành Vinh (thôn Đầm Môn). Ông Vinh cho biết: “Chưa kịp vớt vát thiệt hại sau cơn bão số 12, giờ đây tôm lại lăn đùng ra chết do dịch bệnh. Đến nay, số tôm của gia đình đã chết hơn 30%, hiện ngày nào cũng chết từ 20 - 50 con khiến gia đình như ngồi trên đống lửa. Bởi vì số vốn gia đình thả nuôi đều vay của ngân hàng và vay ngoài”. Ngồi trên bè của gia đình ông Vinh chừng 15 phút, chúng tôi đếm được 25 con tôm kích cỡ khoảng 1 - 1,1kg được nhân công vớt lên. Ông Vinh nhẩm tính: “Hiện nay, tôm sống được thu mua với giá 1,5 triệu đồng/kg, trong khi tôm bệnh chỉ được gần 400.000 đồng, tính ra hôm nay gia đình tôi mất 27,5 triệu đồng. Đó là chưa kể, để đầu tư cho 1kg tôm hùm, người nuôi phải đầu tư chi phí khoảng 1 triệu đồng/con”.  


Thu gom tôm hùm chết.

Thấy tôm chết liên tục nên gia đình ông Lê Văn Nam (thôn Đầm Môn) buộc phải bán hơn 4.000 con tôm hùm chỉ mới đạt trọng lượng khoảng 0,7 kg/con. Ông Nam cho biết: “Đợt này gia đình tôi thả nuôi 8.000 con, liên tục trong hơn 2 tháng qua, dịch bệnh đã làm chết gần một nửa. Lo ngại số tôm còn lại sẽ chết hết nên tôi đã bán non. Vụ này, gia đình  tôi lỗ mất 1 tỷ đồng”.

Cũng theo chia sẻ của ông Nam, toàn bộ 3.200 lồng nuôi của 400 hộ nuôi tôm hùm lồng ở Vạn Thạnh đều chung cảnh ngộ. Rõ nhất là đến cầu cảng Đầm Môn vào khoảng 16 - 17 giờ chiều hàng ngày, 14 - 15 tàu thu mua tôm hùm chết cập cảng, hàng tấn tôm được khiêng xuống, trông không khỏi xót xa cho người nuôi.

Đâu là nguyên nhân?

Tôm chết nhiều nhưng người nuôi đều không rõ vì sao. Chỉ thấy tôm bỏ ăn, các đốt ở phần bụng tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu trắng đục; một số khác thì bị đen ở phần mang khiến tôm chết.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, hiện toàn huyện có khoảng 9.800 ô lồng nuôi tôm hùm, tập trung chủ yếu ở các địa phương như: Vạn Thạnh, Vạn Hưng, Vạn Giã... Tỷ lệ hao hụt do các loại bệnh trong quá trình nuôi tôm hùm thời gian qua khá cao. Ông Đặng Tri Thông - chuyên viên Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh nhận định: “Năm nay, các loại bệnh sữa, đen mang là nguyên nhân gây chết tôm. Qua nắm bắt tình hình, tại các vùng nuôi trong huyện đang có hiện tượng tôm chết rải rác, tỷ lệ hao hụt khá cao, từ 20 - 30%. Nguyên nhân có thể do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm, chất lượng thức ăn cho tôm không đảm bảo, mật độ nuôi dày đã khiến các loại bệnh lây lan”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Quan trắc môi trường và Bệnh thủy sản miền Trung đã tiến hành quan trắc, phân tích mẫu và đưa ra những nhận định liên quan đến tình hình ở một số vùng nuôi tôm hùm trọng điểm ở Vạn Ninh. Kết quả phân tích 7 mẫu tôm hùm thu thập tại Vạn Thạnh và Vạn Hưng cho thấy, đa số tôm hùm nuôi bị nhiễm bệnh sữa, sau đó là đỏ thân, đen mang. Ngoài việc xuất hiện các tác nhân gây bệnh trên tôm, một số chỉ tiêu môi trường tại các vùng nuôi tôm hùm ở Vạn Ninh vượt giới hạn cho phép. Cụ thể, hàm lượng oxy hòa tan trong nước dao động ở mức 5,82 - 6,30mg/L, chưa phù hợp cho nuôi tôm hùm, có xu hướng giảm dần theo chiều sâu cột nước. Trong khi đó, số mẫu nước kiểm tra có mật độ Vibrio vượt ngưỡng giá trị cho phép là 11/18 mẫu, cao nhất đối với mẫu nước tầng giữa và đáy lồng nuôi, làm tăng nguy cơ tôm nhiễm bệnh đỏ thân do vi khuẩn. Ngoài ra, trầm tích đáy vùng nuôi tại Đầm Môn và Xuân Tự chủ yếu là bùn, màu đen và có mùi hôi.

Cần tuân thủ khuyến cáo

Theo ông Huỳnh Kim Khánh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao, vấn đề ngư dân cần lưu ý là phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh cho tôm là hết sức quan trọng. Bệnh gây thiệt hại nặng nhất đối với tôm hùm hiện nay là bệnh sữa và bệnh đỏ thân, muốn hạn chế các loại bệnh này, nông dân cần áp dụng biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp từ lúc chọn giống đến cả quá trình nuôi, phải tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, tăng sức đề kháng cho tôm, đồng thời quản lý tốt nguồn chất thải từ thức ăn, rác sinh hoạt hàng ngày.

Bà Trần Thị Thúy Phi - cán bộ khuyến nông xã Vạn Thạnh cho hay: “Mặc dù chính quyền địa phương đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhưng người dân vẫn không thực hiện di dời lồng bè nuôi tôm hùm vào vùng quy hoạch, nên đối diện với nhiều thách thức, nhất là nguy cơ dịch bệnh. Các hộ cho rằng, vùng nuôi được quy hoạch cách xa bờ, không thuận lợi cho việc nuôi trồng, trông coi; khi xảy ra thiên tai khiến họ không thể xử lý hoặc kéo vào bờ kịp nên họ vẫn nuôi ở những khu vực nuôi truyền thống lâu nay”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Chánh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản lưu ý, các vùng nuôi trồng thủy sản trên biển đã được quy hoạch, công bố, người nuôi tôm cần tuân thủ để tránh thiệt hại. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản phù hợp với quy hoạch, có kê khai, đăng ký ban đầu không chỉ giúp người nuôi có đủ điều kiện để được Nhà nước hỗ trợ khi gặp thiên tai, dịch bệnh, mà còn phát triển bền vững nghề nuôi. Chính quyền các địa phương cũng cần tuyên truyền để người dân nắm bắt thực hiện; đồng thời có phương án tổ chức sắp xếp, di dời các lồng bè về đúng nơi quy hoạch…

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 24/10/2018
Văn Giang - Bích La
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 04:04 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 04:04 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 04:04 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 04:04 27/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 04:04 27/11/2024
Some text some message..