Ngoài cây lúa và rau màu, An Giang tập trung tổ chức nuôi thủy sản theo hướng liên kết sản xuất, áp dụng các kỹ thuật nuôi tiên tiến, thực hiện quản lý chất lượng thức ăn, thuốc thú y dùng trong nuôi thủy sản, gắn các vùng nuôi thủy sản theo hướng ƯDCNC.
Bà Đinh Thị Việt Huỳnh - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ An Giang cho biết, hiện các cơ sở nuôi cá tra chứng nhận nuôi theo VietGAP gồm có 4 cơ sở nuôi cá tra với tổng diện tích là 21,26 ha và sản lượng là 10.325 tấn/năm. Cơ sở nuôi cá tra chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC gồm có 8 Doanh nghiệp với tổng diện tích là 141,78 ha và sản lượng là 29.900 tấn/năm. Tổng diện tích vùng nuôi cá tra của doanh nghiệp đạt theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng GlobalGAP, ASC… 257,85 ha chiếm 37,68% trên tổng diện tích vùng nuôi của doanh nghiệp và bằng 31,06% trên diện tích sản xuất cá tra của tỉnh.
Một số cơ sở nuôi các đối tượng khác như tôm càng xanh, cá lóc, lươn cũng đã được chứng nhận VietGAP tổng diện tích là 16,44 ha, gồm tôm càng xanh 16,20 ha/6 hộ; lươn 0,09 ha/1 hộ; cá lóc 0,15 ha/1 hộ. Đồng thời, đã thực hiện 05 mô hình ƯDCNC hiệu quả như nuôi cá lóc trong bồn, bể theo VietGAP tại Long Xuyên, mô hình nuôi lươn không bùn mật độ cao là 0,12 ha/22 hộ, trong đó có 01 mô hình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo kết hợp nuôi lươn thương phẩm không bùn quy mô 0,1 ha...
Việc tổ chức nuôi thủy sản theo hướng liên kết sản xuất đang phát triển mạnh, giúp cho nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản của tỉnh nhà quản lý tốt chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng...