An tâm với nuôi lươn lót bạt

Anh Nguyễn Lê Kim Phát, ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Long Mỹ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (32 tuổi) chuyển đổi phương pháp nuôi lươn từ bể xi măng sang bể bạt; từ sạp tre sang dây nilon. Sau 8 - 10 tháng nuôi, thu hoạch 4 tạ lươn thịt/6 m2 bể, trừ chi phí anh thu lãi 34 triệu đồng/bể.

An tâm với nuôi lươn lót bạt
Anh Nguyễn Lê Kim Phát vệ sinh bể nuôi lươn bằng bạt và sợi nilon Ảnh: Trọng Hoàng

Phát triển mạnh

Hiện tại, phong trào nuôi lươn đã và đang phát triển mạnh trên địa bàn huyện Đất Đỏ với nhiều hình thức nuôi, nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp nuôi trong bể bạt sử dụng giá thể bằng sợi nilon. Anh Nguyễn Lê Kim Phát là một trong những hộ nuôi tiên phong, điển hình và đã thành công với mô hình này. Sau 5 năm gắn bó với nghề, từ 2 bể xi măng, đến nay cơ sở anh đã mở rộng thêm được 20 bể bạt trên diện tích đất chưa đầy 200 m2.

Anh Phát cho biết, năm 2013, sau khi tốt nghiệp ngành Cơ khi, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật, về An Giang thấy gia đình người bạn nuôi lươn hiệu quả, dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, giá cả thị trường ổn định, lại dễ tiêu thụ, anh thuyết phục gia đình đầu tư xây bể xi măng, đan sạp tre làm giá thể, mua 200 kg lươn giống (loại 100 con/kg, giá 600.000 đồng/kg) từ một cơ sở ở xã Láng Lớn, huyện Châu Đức về thả nuôi. Qua 14 tháng nuôi thu 1.700 kg lươn thịt, giá bán 130.000 đồng/kg nhưng vẫn không có lời.

Sau quá trình tìm hiểu, anh Phát nhận thấy nguyên nhân nuôi lươn chưa hiệu quả là do con giống không rõ nguồn gốc, lươn bị còi, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, thời gian nuôi dài, thức ăn cá xay trộn với cám viên dễ tan trong nước làm tăng chí phí. Mặt khác, bể xây xi măng và giá thể bằng sạp tre làm cho lươn bị trầy xước, gây bệnh ghẻ lở; nuôi sạp tre tốn nhiều nước, khó vệ sinh và khó phát hiện lươn bệnh, lươn ăn nhau. Do đó, anh Phát quyết định thay đổi phương pháp nuôi, chuyển sang thiết kế khung sắt lót bạt làm bể nuôi, sử dụng sợi nilon làm giá thể cho lươn trú ẩn, chọn con giống tốt, rõ nguồn góc mua về thả nuôi, dùng cám viên có hàm lượng đạm cao (> 40%) trộn với trùn quế theo tỷ lệ 7/3 làm thức ăn cho lươn. Với mỗi bể nuôi có diện tích 3 m2, thả 4.500 - 5.000 con giống (giá giống khoảng 5.000 đồng/con loại 500 con/kg), sau 1,5 - 2 tháng phân cỡ, tách thành hai bể, nuôi tiếp khoảng từ 7 đến 8 tháng là thu hoạch.

Chú ý khâu chăm sóc

Theo anh Phát, việc thiết kế bể nuôi lươn rất đơn giản. Một bể bạt có diện tích 3 m2 chỉ cần 26 m dài sắt hộp kích thước 25x25 mm làm khung bao và 2 m tới bạt loại khổ 4 m, đặt trên mặt nền bằng phẳng, khoét lỗ thoát nước để vệ sinh. Như vậy với hộ gia đình chỉ cần 50 m2 diện tích đất là có thể thiết kế 10 bể nuôi lươn thịt theo hai hàng.

Để lươn mau lớn và phát triển đều, ngoài việc chọn con giống tốt, rõ nguồn gốc, thức ăn đủ lượng, có hàm lượng đạm cao phối trộn với trùn quế thì nguồn nước nuôi cũng rất quan trọng nhất là hàm lượng pH trong nước luôn duy trì ổn định 7 - 7,5. Nước nuôi lươn lấy từ giếng khoan, bơm cho chảy qua bể lọc, dự trữ ở bể lắng rồi mới bơm cho bể nuôi. Bể lọc cơ học gồm cát, đá mi, đá 4x6 và đá nâng pH. Đối với những khu vực nước có độ pH < 5 thì nước phải cho chảy qua hai bể lọc.

Theo kinh nghiệm của một số hộ nuôi, nuôi lươn không tốn nhiều thời gian, một người có công việc ổn định có thể bố trí thời gian để chăm sóc cho lươn. Lươn nuôi trong bể bạt, sử dụng giá thể bằng sợi nilon, mức nước chỉ cao 10 - 15 cm, sợi nilon dễ vệ sinh, dễ theo dõi lươn hoạt động bắt mồi và tính quần đàn. Lươn ăn không nhiều nhưng phải đủ chất, thời gian lươn ăn chỉ trong vòng 15 phút là đủ đinh dưỡng cho 24 tiếng hoặc có thể lâu hơn. Có thể cho lươn ăn ngày 2 lần. Buổi sáng trước khi cho lươn ăn cần thay nước mới, sau 1 giờ ăn thay nước mới. Buổi chiều cho ăn lần hai, sau một giờ thay nước mới. Nếu không có nhiều thời gian thì có thể cho lươn ăn ngày một lần vào buổi chiều và thay nước sau khi ăn một giờ. Sau 1,5 - 2 tháng phân cỡ tách đàn nuôi riêng theo kích thước, để lươn dễ tiếp xúc với thức ăn và quần đàn nằm nghỉ.

Theo anh Viễn Phó, Chủ tịch Hội Nông dân Xã Long Mỹ, ngoài việc nuôi lươn thành công trong bể bạt, anh Phát còn hường dẫn thiết kế bể bạt và quy trình nuôi lươn cho bà con nông dân đến tham quan, học tập chia sẻ kinh nghiệm trên địa bàn xã Long Mỹ nói riêng và tất cả người dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung.

Với quy trình nuôi lươn trong bể bạt, sử dụng sợi nilon làm giá thể; mỗi bể anh Phát thu 3,5 - 4 tạ lươn thịt, giá bán trên thị trường khoảng 140.000 đồng/kg (loại 5 con/kg). sau khi trừ chi phí anh thu lời khoảng 34 triệu đồng/6 m2 bể.

TSVN
Đăng ngày 15/11/2018
Trọng Hoàng
Kỹ thuật
Bình luận
avatar

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 11:10 11/09/2024

Đường ruột tôm bị đứt quãng

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, sức khỏe đường ruột của tôm đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Đường ruột không chỉ là nơi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng mà còn là hệ thống bảo vệ quan trọng giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tôm thẻ
• 09:44 05/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 10:25 30/08/2024

Giảm áp lực Vibrio trong nuôi tôm thông qua chế độ dinh dưỡng

Vibrio spp. là một trong những bệnh vi khuẩn nghiêm trọng nhất của tôm nuôi, với tỷ lệ chết do Vibrio gây ra lên đến 100%.

Vibrio
• 09:38 28/08/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 09:28 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 09:28 12/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 09:28 12/09/2024

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:28 12/09/2024

Hắc cấy là loài cá gì?

Hắc cấy một loài cá đắc đỏ và quý hiếm. Đây là loài cá có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, dẻo, ngọt thanh chứa rất nhiều chất quan trọng như DHA, omega-3, vitamin, protein,...cơ thể chúng với một màu đen huyền bí đem lại một cảm giác mới lạ cho người thưởng thức chúng.

Hắc cấy
• 09:28 12/09/2024
Some text some message..