Bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long

Ngày 18/3/2016, tại Cà Mau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản ứng phó với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Đến dự hội nghị có đông đảo đại biểu đến từ Bộ NN&PTNT, UBND các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Sở NN&PTNT, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, báo chí…, ông Vũ Văn Tám – Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, ông Trần Minh Thống – Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì hội nghị.

thu truong tam
Thứ trưởng Vũ Văn Tám phát biểu tại Hội nghị

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của El Nino, nhiệt độ trung bình ở các tỉnh ĐBSCL cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1 - 1,50C, nhiệt độ cao nhất ở mức 33 – 370C nắng nóng xuất hiện sớm. Lượng mưa phổ biến thiếu hụt so với TBNN từ 30 – 50%, một số nơi thiếu hụt lên tới 80%, bên cạnh đó xuất hiện khô hạn gay gắt ngay trong nửa đầu năm 2016. Mực nước thượng nguồn sông Mêkông tiếp tục xuống nhanh và thấp nhất trong vòng 90 năm qua. Mùa khô năm 2015 – 2016, do thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ hàng năm (sớm hơn 2 tháng), khả năng kết thúc muộn hơn khoảng 1 tháng. Từ cuối tháng 02 năm 2016, độ mặn duy trì ở mức cao. Trên sông Tiền, sông Hậu, độ mặn > 40/00 xâm nhập sâu khoảng 50 - 70km tính từ cửa sông, có thời kỳ vào sâu hơn 70km. Độ mặn dự báo sẽ tiếp tục tăng cao và kéo dài đến tháng 6 năm 2016. Đặc biệt, tại tỉnh Bến Tre, xâm nhập mặn đã diễn ra tại 162/164 xã, độ mặn tăng nhanh từ 60/00 đến 180/00, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của người dân, đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và nuôi trồng thủy sản nói riêng. Có thể nói, mức độ xâm nhập mặn đã xảy ra sớm hơn, nhanh hơn và tác động sâu hơn vào trong sông so với kịch bản được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012.

Đồng bằng Sông Cửu Long, là vùng trọng điểm sản xuất thủy sản của cả nước, diện tích thả nuôi khoảng 855.000ha/năm. Tổng sản lượng nuôi toàn vùng đạt 2,4 triệu tấn chiếm 52% so với cả nước. Trong đó: Tôm nước lợ đạt khoảng 485.000 tấn (chiếm 80,9% cả nước); Cá Tra đạt khoảng 1.150.000 tấn; Các đối tượng khác khoảng 765.000 tấn (chiếm 47,0% cả nước). Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt xấp xỉ 4 tỷ USD chiếm tỷ lệ 47,0 % so với cả nước, trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm đóng góp 60% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. NTTS vùng ĐBSCL đang chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với kinh tế của vùng và cả nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập và phát triển kinh tế xã hội.

Trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn tăng cao, nguy cơ đối với nuôi trồng thủy sản là rất lớn, hiện nay diện tích xuống giống tôm thấp hơn nhiều so với cùng kỳ, nguy cơ dịch bệnh tăng cao.

Trước tình hình đó, hội nghị đã tập trung thảo luận tìm các giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài, biến những khó khăn thách thức hiện tại thành những cơ hội, lợi thế để phát triển. Đặc biệt, đối với tôm nuôi nước lợ, cần có giải pháp ngay để hướng dẫn cho người dân khi có mưa có thể thả ngay để ổn định sản xuất, đảm bảo sản lượng phục vụ xuất khẩu.

Một số giải pháp trước mắt và lâu dài đã được các đại biểu thảo luận, đó là, cần rà soát lại quy hoạch, cơ cấu mùa vụ cho phù hợp với tình hình thực tế, tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, kết nối thông tin về quan trắc môi trường giữa các địa phương. Về lâu dài, cần tăng cường đầu tư hạ tầng ngăn xâm nhập mặn, xây dựng các hệ thống điều tiết nước ngọt trong vùng, tiểu vùng; Nghiên cứu các đối tượng nuôi mới thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu. Thường xuyên theo dõi, dự báo nguồn nước…

Theo ông Nguyễn Tiến Hải, Nhà nước cần đầu tư thỏa đáng cho thủy lợi vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Sớm có quy hoạch thủy lợi và đầu tư những công trình mang tính quyết định cho vùng như: hệ thống cống điều tiết nước cho đê bao vùng biển Đông và biển Tây, bên cạnh đó các địa phương chủ động sắp xếp đầu tư đối với các công trình thủy lợi cỡ nhỏ tại tỉnh. Trong nuôi tôm, cần chú ý đến các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải; chủ động hơn trong sản xuất giống, thức ăn trong nước để giảm giá thành

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và các địa phương tập trung các giải pháp để ổn định sản xuất cho người nuôi, đảm bảo không để sản lượng tôm nuôi giảm trong năm 2016, cần thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết để chủ động ứng phó. Thứ trưởng đã giao cho Tổng cục Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam thường xuyên quan trắc tình hình xâm nhập mặn để thông báo cho người dân. Tổng cục Thủy sản tiếp tục thực hiện dự án quan trắc cảnh báo môi trường, đề xuất bổ sung vốn, tăng cường hỗ trợ các địa phương có tình hình xâm nhập mặn trong công tác quan trắc cảnh báo môi trường. Tổng cục Thủy lợi cùng các địa phương cần có giải pháp điều tiết nước cục bộ giữa các địa phương. Tăng cường các biện pháp nâng cao năng suất, sản lượng ở các vùng nuôi tôm sinh thái, tôm lúa, tôm rừng để bù cho sản lượng nuôi công nghiệp có nguy cơ giảm.

Các địa phương hướng dẫn cho người nuôi áp dụng giải pháp “gièo” giống trước khi thả nuôi thương phẩm để kịp thả nuôi khi có mưa.

Rà soát lại quy hoạch, tổ chức thực hiện theo quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch thủy lợi, thống nhất giữa quy hoạch thủy lợi và các quy hoạch khác, đặc biệt làquy hoạch nuôi trồng thủy sản trong vùng.

Tăng cường đầu tư các dự án hạ tầng thủy lợi trong vùng. Tập trung huy động nguồn vốn ODA, đặc biệt là nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới (WB) cho đầu tư hạ tầng thủy lợi thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL.

Tổng cục Thủy sản nghiên cứu lại thời vụ nuôi phù hợp thực tiễn; Nghiên cứu các giống vật nuôi thích hợp nuôi chịu mặn; Cục Trồng trọt nghiên cứu các giống lúa, cây trồng tại các vùng nuôi tôm – lúa, tôm - rừng, tôm sinh thái, tạo môi trường thuận lợi cho nuôi tôm. Nghiên cứu các quy trình công nghệ, phòng chống dịch bệnh trong điều kiện hiện nay. Tăng cường tổng kết các mô hình, tổ chức hội nghị đầu bờ chia sẻ kinh nghiệm.

Nghiên cứu tổ chức lại sản xuất, các hộ nhỏ lẻ phải tập hợp lại, liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi bền vững; Tạo thương hiệu cho tôm nuôi để tăng sức cạnh tranh.

Fistenet, 19/03/2016
Đăng ngày 20/03/2016
Văn Ninh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 18:31 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 18:31 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 18:31 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:31 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 18:31 22/12/2024
Some text some message..