Bảo vệ “bãi đẻ” cho tôm cá

Khai thác bằng hình thức hủy diệt không còn, thủy sản ở Khu bảo vệ thủy sản Doi Chõi (xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) ngày một sinh sôi là một “kỳ tích” trên đầm phá của những thành viên thuộc Chi hội nghề cá Thanh Mỹ…

tuan tra nghe ca
Đội tuần tra của Chi hội nghề cá Thanh Mỹ thực hiện nhiệm vụ trên phá Tam Giang

Ăn cơm nhà, ra phá tuần tra

Buổi chiều muộn, ghé thôn Thanh Mỹ (xã Phú Diên), vừa đến nhà anh Trần Sáu, Chi hội Trưởng Chi hội nghề cá Thanh Mỹ, cũng là lúc anh bỏ dở bát cơm, lật đật chạy ra bờ phá. Hỏi ra mới biết, nhóm anh Sáu vừa nhận được thông tin có một số ngư dân ngoài địa phương đang “xâm phạm” vào Khu bảo vệ thủy sản Doi Chõi đánh bắt tôm cá.

Bước xuống con thuyền, người còn ướt sũng, anh Sáu cười: “Mấy khi nhà báo về, lại đúng lúc có việc. Ở vùng đầm phá ni, ngày nào không có người xâm phạm anh em cũng tuần tra. Bảo vệ vùng Doi Chõi như bảo vệ cái nhà mình vậy.”

Chi hội nghề cá Thanh Mỹ được giao quyền quản lý, khai thác mặt nước với tổng diện tích 662 ha, trong đó Khu bảo vệ thủy sản Doi Chõi (được thành lập năm 2011) là vùng được bảo vệ với diện tích 30,4 ha. Trong những năm qua, nhờ chi hội nên ý thức người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường thuỷ sinh trên vùng đầm phá từng bước được nâng cao.

Nhớ lại “kỳ tích” của hội, anh Sáu kể: “Bà con Thanh Mỹ vốn là cư dân thủy diện, được lên bờ tái định cư từ năm 1985. Là dân sông nước, xưa nay sống dựa vào con cá con tôm, bởi thế, khi bắt tay vào bảo vệ nguồn lợi thủy sản, anh em luôn trăn trở làm sao để tôm cá sinh sôi mà vẫn đảm bảo sinh kế lâu dài cho bà con. Các hình thức đánh bắt hủy diệt như rà điện, lưới quét trên đầm phá đều được các thành viên trong chi hội tuần tra, ngăn chặn. Ban đầu thì tuyên truyền vận động, nếu tái phạm thì tiến hành kết hợp với UBND xã lập biên bản xử phạt. Trước đây, cường độ khai thác nò sáo, lưới lừ rất nhiều làm cho nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. Khi sử dụng “biện pháp mạnh” để đi vào khuôn phép, bà con ngư dân giảm cường lực khai thác thủy sản; tạo thêm nghề mới như vớt rau câu trên đầm phá, thu nhập bà con vẫn đảm bảo mà tạo điều kiện cho tôm cá sinh sôi.

Tuy nhiên, không phải lúc nào công tác tuyên truyền vận động cũng hiệu quả, nhất là với các đối tượng “thủy tặc” ngoài địa phương. Anh Sáu kể: “Tháng 4/2015, lợi dụng vào mùa nước cạn, trong khu vực bảo vệ Doi Chõi có nhiều cồn cát nổi lên. Một nhóm người ở Bình Định vác cuốc, xẻng ra đào địa sâm (trùn biển) cày xới nát cả một vùng đầm phá. Nhận được tin báo, tôi cùng các anh em trong hội gồm các anh Trần Hội, Nguyễn Đôn ra giải thích, yêu cầu những người này rời đi. Họ đưa ra “cái lý”: Tui là ngư dân, ưng khai thác, đánh bắt mô cũng được, sao ngăn cấm?”

Thuyết phục không nghe, các đối tượng này còn lăm lăm cuốc xẻng, toan tấn công anh em trong chi hội nghề cá. Tình thế cấp bách buộc anh Sáu phải điện thêm lực lượng công an, xã đội Phú Diên hỗ trợ. Các đối tượng này được áp giải về trụ sở công an xã làm việc, lập biên bản, tịch thu tang vật và xử phạt hành chính 4 triệu đồng.

Câu chuyện làm nhóm anh Sáu nhớ mãi là có lần, một ngư dân thôn Thanh Mỹ “không biết khu bảo vệ thủy sản là cái chi”. Một buổi sáng, ông Nguyễn Lào quần ống xăn ống thả tất tả từ ngoài phá chạy vào “trụ sở” chi hội “hỏi cho ra nhẽ”: “Đầm phá là nơi khai thác truyền thống của ngư dân, mấy anh lấy quyền chi mà không cho tui khai thác?”. Anh Sáu cùng nhóm anh em chi hội nhẹ nhàng giải thích: “Không phải không cho bác khai thác mà vì quy chế của chi hội quy định rõ mắt lưới, địa điểm được khai thác. Cả làng ni bà con đều làm theo, bác Lào không vi phạm thì anh em sao cấm được?”. Nói rồi, anh Sáu tận tình lật tấm “thủy đồ” giải thích từng điểm, từng nơi cho ông Lào nghe.

Tuần tra thường xuyên với mật độ từ 2 - 3 buổi/tuần, thế nhưng, mọi kinh phí đều do hội tự chủ. “Nhiều lúc xuôi thuyền về, bà con ngư dân thấy vất vả, tạt ngang, mua cho bì trà, hộp bánh. Rứa mà vui!”- anh Sáu trải lòng.

“Bệnh viện phụ sản” cho tôm cá

Trò chuyện, anh Sáu nói vui: “Nhiều lúc anh em đùa nhau, toàn đàn ông cả mà đi bảo vệ “bệnh viện phụ sản” cho các loài tôm, cá. Cái “nghề” chi lạ rứa không biết”. Nghĩ cũng phải, nhờ “cái nghề lạ” như lời anh Sáu nói mà cùng với việc thả, tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm của Chi cục KT&BVNLTS, giờ đây vùng nước trong khu bảo vệ thủy sản Doi Chõi tôm cá đã hồi sinh, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế trong khai thác cho ngư dân.

Ngư dân Trần Cư (thôn Kế Sung) cho biết: “Trước đây, ra phá, kiếm được ký cá dìa, ghẹ thì rất hiếm. Đến nay, một buổi hai vợ chồng ra phá cũng đánh bắt được 4 - 5 cân các loài cá, tôm, mang ra chợ đủ đong gạo, nuôi con ăn học đàng hoàng”.

Nhờ bảo vệ tốt bãi đẻ, quy hoạch lại nò sáo, vùng đầm phá thôn Thanh Mỹ cá tôm đã phong phú hơn nhiều. Không chỉ bà con ngư dân phấn khởi, mà theo khảo sát của Chi hội nghề cá Thanh Mỹ, gần đây, trên đầm phá đã xuất hiện trở lại nhiều loài thủy sản có giá trị tưởng chừng đã “tuyệt diệt” như cá ông hương, cá mú, cua, tôm đất…

“Được đầm phá ưu đãi mà mình không biết bảo vệ, đến khi khai thác hết thì con cháu lấy gì mà ăn? Với đà bảo vệ tốt như hiện nay, điều thấy rõ là mỗi ngư dân sau khi ra phá đánh bắt một đêm cùng với việc vớt rau câu, mỗi ngày thu nhập vài trăm nghìn đồng/người, cũng là mơ ước của cư dân đầm phá rồi”.- anh Hoàng Trọng Đoài, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Diên, đánh giá.

Theo Chi cục KT&BVNLTS, tính đến nay, UBND tỉnh đã có quyết định thành lập tổng cộng 23 khu bảo vệ thủy sản, với tổng diện tích bảo vệ nghiêm ngặt là 614,2 ha (chiếm 2,79% diện tích đầm phá). Đến nay, đã có 18 khu bảo vệ thủy sản đã được đầu tư xây dựng hoàn thiện các trụ mốc ranh giới, pano 3 mặt, biển hiệu. Hoạt động phục hồi sinh thái, nguồn lợi thủy sản được chú trọng thường xuyên. Năm 2015, đã bổ sung tái tạo 6,9 vạn con giống cho các khu bảo vệ thủy sản trên địa bàn.

Báo Thừa Thiên Huế, 16/01/2016
Đăng ngày 18/01/2016
Nguyễn Khánh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 14:35 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 14:35 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:35 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:35 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:35 22/12/2024
Some text some message..