Bảo vệ nguồn nước để nghề nuôi tôm hùm phát triển bền vững

Để nuôi biển thành công thì cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố môi trường, do vậy để nuôi biển bền vững môi trường nước cần được bảo vệ.

Tôm hùm
Chất lượng nguồn nước nuôi tôm hùm ngày càng suy giảm trầm trọng. Ảnh: joon.vn

Nguồn nước nuôi ngày càng bị suy giảm

Đi qua các vùng nuôi tôm hùm trọng điểm tại khu vực đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh và vịnh Xuân Đài (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), đến đâu chúng tôi cũng được nghe ngư dân nói về tình trạng nguồn nước nuôi ngày càng bị suy giảm.

Tôm hùm bị ảnh hưởng sức khỏe bởi nguồn nướcTôm nuôi của anh Nguyễn Văn Vững, người nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên đã lớn mà vẫn bị bệnh. Ảnh: Đ.T.

Theo anh Nguyễn Văn Vững, người đang nuôi 20 lồng tôm hùm xanh ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), trước đây, khi nguồn nước nuôi trên vịnh Xuân Đài chưa bị suy giảm, tôm hùm bông chỉ nuôi 10 tháng là có thể xuất bán, còn tôm  hùm xanh chỉ nuôi 7 tháng. Bây giờ, do sống trong nguồn nước không đảm bảo, tôm hùm sinh trưởng, phát triển chậm, nên tôm hùm bông phải nuôi từ 14 tháng trở lên mới có thể xuất bán, lúc ấy tôm mới đạt được 6-7 lạng/con; còn tôm hùm xanh phải nuôi 8 tháng mới đạt được 2 lạng/con.

“Tôm hùm nằm càng lâu trong lồng người nuôi tiêu tốn thức ăn càng nhiều, chi phí đầu vào tăng cao. Tôm hùm nằm càng lâu dưới biển người nuôi còn phải đối mặt với rủi ro từng ngày, nguy cơ mất trắng vốn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ví như vào năm 2017, chỉ trong vòng vài ba ngày, nguồn nước nuôi ở vịnh Văn Phong bất ngờ đổi màu, lũ tôm đang lớn bỗng lăn đùng ra chết hàng loạt. Khi ấy tôi nuôi 20 lồng tôm, khoảng 2.000 con tôm hùm xanh đã chuẩn bị xuất bán, sự cố ô nhiễm đã khiến tôi bỗng chốc lâm cảnh trắng tay, tôm chết đến 80-90%”, anh Nguyễn Văn Vững nhớ lại.

Còn anh Lê Thanh Hải, người đang nuôi 40 lồng tôm hùm tại vùng nuôi đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), thì cho biết: Trước đây, người nuôi tôm hùm ở Sông Cầu thường nuôi tôm hùm bông, bởi loại tôm này có giá trị kinh tế cao. Nhưng những năm gần đây, do môi trường nguồn nước nuôi suy giảm, trong khi tôm hùm bông có sức đề kháng yếu nên bị hao hụt rất nhiều, hầu hết người nuôi đều chuyển sang nuôi tôm hùm xanh, loại tôm có sức đề kháng cao nên có thể “trụ” được trong nguồn nước nhiễm.

Ngư dân Nguyễn Văn Vững cho biết thêm: “Trước đây, người nuôi tôm hùm ở vịnh Vân Phong nuôi cách bờ chỉ khoảng 200m, nay do nguồn nước ô nhiễm, lồng nuôi phải di dời cách bờ đến 2-3km, vây mà tôm hao hụt cũng rất nhiều. Ví như trước đây nuôi 1.000 con, đến khi xuất bán còn được 900 con, nay nuôi 1.000 con khi xuất bán chỉ còn khoảng 300 con”.

Làm thức ăn cho tôm hùmCon cháy làm thức ăn cho tôm hùm được tập kết dọc quốc lộ 1A đoạn qua phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu, Phú Yên). Ảnh: V.Đ.T.

Nguyên nhân nào khiến môi trường suy giảm?

4 giờ sáng, lang thang trên quốc lộ 1A đoạn qua phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), chúng tôi nhìn thấy trên vỉa hè dọc 2 bên đường đã huyên náo cảnh từng đống con cháy, 1 loại hải sản to bằng móng ngón tay út được làm thức ăn cho tôm hùm, được nhiều người trộn rửa trước khi cho vào bao để chở đi tiêu thụ ở những vùng nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài. Kiểu trộn rửa cháy trông như trộn hồ xây dựng, 2 người dùng xẻng xúc từng xẻng cháy từ trong đống đổ sang bên cạnh, 1 người phụ nữ cầm vòi nước xịt vào để rửa sạch. Đống cháy đã rửa được những người khác xúc cho vào bao, mỗi bao cân đúng 50kg.

Còn tại chợ Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu), nơi được mệnh danh là “chợ đầu mối” thức ăn nuôi tôm hùm. Tầm 3-4 giờ sáng, những chiếc xe container thức ăn cho tôm hùm từ Bắc vào, từ Nam ra tập trung tại dây để rồi được thương lái phân phối đi khắp các vùng nuôi tôm hùm ở Phú Yên. Hoạt động mua bán thức ăn nuôi tôm náo nhiệt đến nhiều khi gây kẹt xe, lao động địa phương túi “rủng rỉnh tiền” nhờ bốc vác thức ăn cho các thương lái. Thức ăn cho tôm hùm có muôn loài; trong đó, vẹm xanh, sò, hàu là các món ăn cao cấp rất “hợp khẩu vị” với tôm hùm, loại thức ăn này giúp tôm hùm nhanh lớn. Còn các loại cá giã (do tàu giã cào đánh bắt) và cá mành đánh bắt gần bờ, ốc bươu vàng, con cháy, đầu tôm công nghiệp là những loại thức ăn thứ cấp, có giá rẻ hơn, người nuôi thường cho tôm hùm ăn để giảm chi phí đầu vào.

“Hiện nay, con sò có giá 10 ngàn đồng/kg, hàu 6-7 ngàn đồng/kg, vẹm xanh 10 ngàn đồng/kg, đầu tôm công nghiệp 7 ngàng đồng/kg, con cháy 5.000đ/kg, cá giã 13-14 ngàn đồng/kg, cá mành 15-16 ngàn đồng/kg, ốc bươu vàng từ 4-8 ngàn đồng/kg. Giá thức ăn cho tôm hùm cũng biến động bất thường lắm, lên xuống tùy lúc nhiều hay khan hang”, anh Nguyễn Văn Vững, người nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), cho biết.

Thức ăn tồn dư gây ảnh hưởng đến nguồn nước

Người nuôi tôm hùm chịu nhiều rủi ro do môi trường nước bị suy giảm. Ảnh: joon.vn

Thử hỏi, chừng ấy thức ăn cho tôm đều tuôn hết xuống những vùng biển đang dày đặc những lồng nuôi tôm hùm mỗi ngày, chuyện thức ăn dư thừa sau mỗi bữa ăn của tôm là không thể tránh khỏi. Lượng thức ăn thừa tồn dư mỗi ngày mỗi ít khiến môi trường nguồn nước nuôi bị suy giảm. Ví như anh Lê Thanh Hải, người đang nuôi 40 lồng tôm hùm xanh tại vùng nuôi đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu) mỗi ngày cho ăn đến 2 triệu đồng thức ăn. Trong khi trên địa bàn tỉnh Phú Yên hiện nay có hơn 100.000 lồng nuôi thủy sản trên biển, chủ yếu là tôm hùm, suy ra thì biết mỗi ngày lượng thức ăn đổ xuống các vùng nuôi nhiều đến chừng nào.

“Thức ăn cho tôm ăn mỗi buổi sáng mỗi ngày thừa mỗi ít, tồn đọng trong nguồn nước nuôi gây ô nhiễm. Nếu lượng thức ăn thừa này không được dọn sạch sẽ sau này chính nó sẽ gây hại cho tôm nuôi”, anh Nguyễn Văn Vững, người nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài ở khu phố Phước Lý, phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu, Phú Yên), nói.

Báo Nông nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 07/01/2023
Vũ Đình Thung
Nuôi trồng

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:52 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:25 18/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 10:30 17/12/2024

Hệ vi sinh trong ao nuôi

Hệ vi sinh trong ao nuôi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe của tôm, cũng như khả năng quản lý chất lượng nước. Hiểu và quản lý tốt hệ vi sinh không chỉ giúp người nuôi kiểm soát môi trường ao hiệu quả, mà còn giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, nâng cao năng suất và chất lượng tôm.

Tạt vi sinh
• 09:29 16/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 20:50 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 20:50 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:50 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 20:50 18/12/2024
Some text some message..