Bí quyết của tỷ phú nuôi tôm CPF-Combine

Nuôi tôm thẻ chân trắng thành công với mô hình mới CPF-Combine, ông Trần Công Thành (thôn Hòa An, xã Tam Hòa, Núi Thành) sẵn sàng chia sẻ bí quyết giúp người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh áp dụng.

nuôi tôm thẻ chân trắng.
Ông Trần Công Thành bên ao ương nuôi tôm giai đoạn 1. Ảnh: Việt Nguyễn

Thắng lớn với công nghệ mới

Ông Trần Công Thành đang đầu tư nuôi tôm theo mô hình mới CPF-Combine trên 7ha với 16 ao xử lý nước, 8 ao ương tôm giống, 21 ao nuôi tôm thương phẩm và 2 ao xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.

Quy trình nuôi tôm của ông Thành chặt chẽ với 4 giai đoạn, gồm ương nuôi tôm giống với mật độ cao 2.000 con/m2, sau 15 - 20 ngày nuôi chuyển qua giai đoạn 2 với mật độ 700 con/m2, sau 20 ngày nuôi chuyển qua giai đoạn 3 với mật độ 300 con/m2, sau 20 ngày nuôi chuyển sang nuôi thương phẩm với mật độ 100 con/m2.

Nguồn vốn ông Thành đầu tư cho nuôi tôm lên đến hơn 50 tỷ đồng. Nuôi tôm quanh năm giúp ông có doanh thu khoảng 60 tỷ đồng/năm, lợi nhuận 15 - 20 tỷ đồng/năm. Nuôi tôm CPF-Combine của ông Trần Công Thành là nuôi tôm an toàn sinh học, ở mỗi ao nuôi tôm có lưới che, hạn chế tác hại của nắng nóng, ngăn chim và các động vật khác xâm nhập, dưới đáy ao lót bạt, hệ thống sục khí hoạt động liên tục cung cấp đủ ô xy cho tôm.

Ông Thành đặc biệt quan tâm đến môi trường nước, quản lý nước ao nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học. Cả 16 ao xử lý nước được ông Thành bố trí tuần hoàn, bước 1 xử lý bằng PAC và thuốc tím, bước 2 xử lý bằng Chlorine. Nước sạch sau khi cho vào các ao nuôi tôm được kiểm tra thường xuyên để cân bằng các chỉ tiêu nhất là độ mặn, kiềm, pH.

“Ngoài yếu tố sạch của môi trường nước, tôi dùng các chất khoáng để “kích” quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm nuôi” - ông Thành nói. Nhờ không sử dụng kháng sinh nên tôm thương phẩm của ông Thành đáp ứng các quy định khắt khe về an toàn thực phẩm để chế biến xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật.

Mô hình CPF-Combine của ông Thành đã chứng minh được hiệu quả rất rõ, nguồn nước sạch duy trì, cho tôm ăn bằng máy, thức ăn không hao hụt, tôm dễ chăm qua từng giai đoạn nuôi, tỷ lệ sống của tôm nuôi cao, tôm lớn nhanh, đồng đều ở kích cỡ lớn, chỉ 25 - 30 con/kg.

nuôi tôm
Tôm nuôi giai đoạn 4 của ông Thành sắp thu hoạch. Ảnh: Việt Nguyễn

Điểm đến của người nuôi tôm

Để có được thành công của ngày hôm nay, ông Thành đã lặn lội tham quan, tìm hiểu, học hỏi các cách thức nuôi tôm ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, nhất là sang Thái Lan để chứng thực hiệu quả của nuôi tôm công nghệ cao áp dụng đồng bộ các quy trình kỹ thuật. Sau khi thành công với mô hình CPF-Combine, ông Thành luôn rộng mở, đón hàng trăm lượt hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đến học tập.

“Tôi luôn cập nhật ứng dụng các phương pháp nuôi tôm an toàn trong và ngoài nước nên lúc nào cũng chia sẻ với người nuôi tôm. Quảng Nam có tiềm năng rất lớn, cần cải tiến phương pháp nuôi tôm để đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng người nuôi tôm” - ông Thành nói.

Bí quyết nuôi tôm của ông Trần Công Thành là tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sống cao và số vụ nuôi cao; giảm chi phí; nâng giá trị lợi nhuận. Ông Thành nói, điều quan trọng nhất trong nuôi tôm là phải đầu tư đúng, đầu tư đủ, tùy theo nguồn lực, không nhất thiết nuôi tôm tràn lan, thiếu kiểm soát mà phải chắc chắn. Các hộ nguồn tài chính chưa lớn có thể áp dụng nuôi tôm CPF-Combine mini.

Trên quỹ đất sẵn có, bố trí ao xử lý nước, ao chứa lắng, ao nuôi thương phẩm và hệ thống xử lý nước thải, các ao vừa tuần hoàn vừa khép kín giúp môi trường nuôi tôm được trong lành, con tôm an toàn trước dịch bệnh, nhà nông có thể nuôi quanh năm mà tránh được rủi ro, thất thu.

Ngay giữa trang trại nuôi tôm, ông Trần Công Thành đầu tư một không gian học tập đủ sức chứa hàng trăm nông hộ đến học hỏi kinh nghiệm nuôi tôm. Các buổi tập huấn kỹ thuật nuôi tôm của ông Thành không nặng về sách vở, người tham gia học được những điều cốt lõi, cần thiết nhất cho nghề nuôi tôm của mình.

Báo Quảng Trị
Đăng ngày 08/04/2022
Việt Nguyễn
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 23:54 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 23:54 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 23:54 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:54 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 23:54 25/11/2024
Some text some message..