Bí quyết làm giàu của Cường “tôm”

Về xã biển Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định) hỏi thăm Cường “tôm” thì ai ai cũng biết. Anh là người đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng của xã và đã có cuộc sống giàu có từ mô hình này.

nuoi tom trong be
Mô hình nuôi tôm trong bể của anh Cường.  Ảnh: Thu Hà

Quyết làm đến cùng

Dẫn chúng tôi ra thăm ao tôm, anh Nguyễn Văn Cường vui vẻ kể: Sinh ra từ làng biển, lớn lên anh theo nghề làm muối vốn có của ông bà tổ tiên. Làm quần quật ngày đêm ở ruộng muối cũng không đủ ăn, chán nản anh bỏ làng lên thành phố làm ăn những mong đổi đời. Đồng lương công nhân ít ỏi, dù tiết kiệm nhưng cũng chỉ đủ ăn, không có tiền tích cóp. Đến năm 2006, anh quyết tâm trở về làm giàu trên chính biển quê mình.

Thời điểm này, UBND huyện Hải Hậu đang có chủ trương hỗ trợ, khuyến khích người dân nơi đây chuyển đổi từ làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.

Qua tìm hiểu, anh Cường thấy mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả cao và thích hợp với điều kiện địa phương.

Đầu năm 2007, anh vay mượn tiền đào ao với diện tích 1.000m2 nuôi tôm thẻ chân trắng. Thời gian đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi, phòng và xử lý dịch bệnh cho đàn tôm nên anh Cường thua nhiều hơn thắng.

“Bao vốn liếng đầu tư vào đầm tôm chưa gỡ được đồng nào mà toàn thấy tôm chết, gia đình tôi khuyên rằng không nên mạo hiểm nữa. Nhưng tôi nghĩ đã quyết tâm phải làm đến cùng. Tôi kiên trì tìm hiểu kiến thức nuôi tôm qua sách, báo và đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm thực tế của những vùng nuôi tôm thẻ chuyên nghiệp”- anh Cường nhớ lại.

Năm 2009, anh quyết định dành tất cả vốn để đầu tư ao nuôi tôm thẻ theo hướng công nghiệp. Anh chia 1.000m2 thành 5 ao, bờ ao đổ bê tông gọn gàng, dưới lót bạt, có guồng quay sục khí tạo ôxy… Làm ăn bài bản nên ngay vụ đầu thử nghiệm anh đã thắng lớn, anh thu nhập được gần 100 triệu đồng từ việc xuất bán hơn 1 tấn tôm thẻ, trừ chi phí lãi 30 triệu đồng. Vụ tiếp theo anh thu lãi thêm 50 triệu đồng.

Thấy thu nhập 1 năm nuôi tôm bằng cả chục năm làm muối, anh Cường mở rộng diện tích nuôi tôm. Đến nay, anh Cường đang sở hữu 1,2ha nuôi tôm thẻ thu tiền tỷ mỗi năm.

Muốn chia sẻ kinh nghiệm

Từ năm 2014, anh Cường thử nghiệm nuôi tôm trong bể và đã rất thành công. Với 6 bể nuôi tôm, với diện tích 25m2 trên bể, năm nuôi thả 2 vụ tôm, mỗi vụ anh thu nhập hơn 15 triệu đồng/bể. Theo anh Cường, nuôi tôm trong bể tuy đầu tư cao so với nuôi thả ở ngoài ao nhưng không bị rủi ro, tỷ lệ thành công rất cao do chủ động được nguồn nước.

Diện tích bể nhỏ nên khi tôm bị bệnh dễ dàng cách ly tôm bệnh, không sợ bị lây lan như nuôi thả ngoài ao. Đến nay anh Cường đã trải qua 4 vụ nuôi tôm trong bể, vụ nào cũng thành công. Hiện, anh Cường đang tiếp tục đầu tư xây hơn 60 bể (mỗi bể 25m2 với chi phí xây khoảng 15 triệu đồng/bể) để nuôi thả tôm.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh luôn nghĩ đến tình làng nghĩa xóm. Anh đã giúp đỡ cho nhiều hộ nông dân nghèo trong xã bằng hình thức bán con giống, thức ăn, thuốc trị bệnh cho tôm chả chậm không tính lãi. Anh Cường cũng trở thành thầy giáo “cầm tay chỉ việc” cho bà con trong xã học tập và xây dựng mô hình nuôi tôm giống mình. Đến nay, anh Cường đã có nhiều “học trò” nuôi tôm thành công, làm giàu trên chính quê hương mình.

Từ thành công của anh Cường, hiện nay trên địa bàn xã đã có thêm 117 hộ nuôi tôm với diện tích 31,7ha. Nhiều hộ đã có thu nhập 300 triệu đồng/năm trở lên”.  Ông Đỗ Văn Kinh – Nguyên Chủ tịch Hội ND xã Hải Đông

Báo Dân Việt, 22/02/2016
Đăng ngày 22/02/2016
Thu Hà
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:29 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:29 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:29 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:29 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:29 20/12/2024
Some text some message..