Biện pháp xử lý ngao chết và bảo vệ ngao sống

Ông Vũ Hải Long, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đưa ra cách thức xử lý đầm có ngao chết và thực hiện các biện pháp bảo vệ ngao sống.

Biện pháp xử lý ngao chết và bảo vệ ngao sống
Nguyên nhân ngao chết là do ảnh hưởng của bão số 3

Hướng dẫn bà con cách thức xử lý đầm có ngao chết và thực hiện các biện pháp bảo vệ ngao sống

Ngao chết:  Khẩn trương thu gom xác ngao chết, di chuyển chôn lấp đúng nơi quy định, tránh gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi, ảnh hưởng đến vùng nuôi lân cận.

Với ngao sống: vệ sinh vây, lưới, san phẳng mặt bãi, khai thông các vùng động trên mặt bãi tránh hiện tượng nhiệt độ tăng cao cục bộ tiếp tục gây chết ngao nuôi.

Không thả lại ngao giống mới ở thời điểm bãi ngao vẫn còn ngao chết, chưa thu gom hết, chưa được cải tạo, vệ sinh bãi nuôi.

Đối với những bãi nuôi có mật độ cao, cần san thưa mật độ để giảm sự cạnh tranh thức ăn.

Khuyến cáo mật độ:

180 - 350 con/m2 đối với cỡ giống từ 500 - 1000 con/kg

400 - 600 con/m2 đối với cỡ giống từ 1000 - 2000 con/kg.

Đối với những bãi ngao đạt kích thước thương phẩm, tiến hành thu hoạch tránh rủi ro thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Theo dõi bãi nuôi, sự biến động của độ mặn, thời tiết, tăng cường chăm sóc quản lý những thời điểm nắng nóng, độ mặn tăng cao đột ngột thời điểm chuyển từ nắng ấm sang gió Đông Bắc để kịp thời có biện pháp xử lý.

Hiện nay, trên địa bàn xã có 285 hộ nuôi ngao với tổng diện tích khoảng 450ha, trong đó có khoảng 60% là ngao giống, còn lại là ngao thương phẩm. Tình trạng ngao chết rải rác xuất hiện trên địa bàn xã từ ngày 7/8. Qua kiểm tra, nắm tình hình cho thấy tỷ lệ ngao giống chết khoảng 70%, ngao thương phẩm chết 30%. Nhiều hộ dân rơi vào cảnh trắng tay khi bao nhiêu công sức, vốn liếng bỏ ra để chờ ngày thu hoạch thì nay lại mất trắng. Theo ước tính của địa phương, thiệt hại ban đầu khoảng 60 tỷ đồng. Đánh giá nguyên nhân ban đầu ngao chết là do sốc nhiệt vì mưa to đến rất to và nắng nóng xen kẽ trùng với thủy triều kém. 

Trước tình trạng ngao chết, UBND xã đã tuyên truyền để người dân tập trung thu gom vỏ ngao chết, vệ sinh vây lưới để bảo vệ môi trường, hạn chế ảnh hưởng đến các vùng nuôi ngao khác. Ngoài ra, UBND xã đã phối hợp ngành chuyên môn của huyện khuyến cáo các hộ dân có diện tích ngao chết ở bãi cao cần cải tạo hút cát hạ thấp bãi nuôi phù hợp, với mực nước lên xuống của thủy triều cải tạo bãi bằng phẳng không để đọng nước. Những bãi nuôi mật độ dày cần san thưa phù hợp và thu hoạch đối với những bãi ngao đạt kích cỡ thương phẩm. Đối với diện tích có ngao chết phải tổ chức thu dọn sạch xác ngao, trong lúc thủy triều rút, tránh để thối rữa, gây ô nhiễm môi trường, xác ngao phải được chuyển về xử lý tại nơi quy định, không được đổ trực tiếp ra biển làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi ngao.

Báo Thái Bình
Đăng ngày 17/08/2019
Kỹ thuật

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:18 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:18 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:18 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:18 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:18 26/11/2024
Some text some message..