Bình Đại nuôi tôm hai giai đoạn cho hiệu quả cao

Người nuôi chủ động tạo được môi trường sạch, nhờ đó tôm khỏe, phát triển nhanh, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống cao - những kết quả mà mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn mang lại đang khiến người nuôi tôm ở huyện Bình Đại phấn khởi; nhất là trong bối cảnh môi trường tự nhiên và biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng bất lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.

Bình Đại nuôi tôm hai giai đoạn cho hiệu quả cao
Khu vực nuôi tôm rộng lớn của hộ anh Trần Văn Bắc, xã Đại Hòa Lộc.

Hiệu quả kinh tế cao

Khởi đầu của phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn tại huyện Bình Đại bắt đầu từ năm 2017 và 2018, do Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam tổ chức 8 lớp tập huấn nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn tại 5 xã: Thạnh Phước, Bình Thới, Định Trung, Thạnh Trị, Đại Hòa Lộc với 180 lượt người tham dự. Qua tập huấn và tham quan các mô hình nuôi, người dân rất đồng tình và đã nhận thức được việc áp dụng hình thức nuôi tôm hai giai đoạn đem lại hiệu quả cao và thống nhất từng lúc chuyển sang hình thức nuôi mới.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 70 khu/320ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình hai giai đoạn, với 113 ao ương và 327 ao nuôi, tập trung ở các xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Phước, Bình Thắng, Thừa Đức và Thới Thuận. Ao nuôi được đầu tư xây dựng chuyển đổi từ những ao có diện tích lớn sang ao có diện tích nhỏ (khoảng 1.200 - 1.500m2/ao). Người nuôi dành phần lớn diện tích để làm ao chứa, lắng, ao xử lý. Riêng ao nuôi được trải bạt bờ và đáy ao, đầu tư hệ thống sụt khí, quạt, xi phông đáy và máy cho ăn.

Từ đầu năm 2018 đến nay, cơ bản các ao nuôi đi vào sản xuất, đã thu hoạch, với tỷ lệ thành công trên 90%, cỡ tôm trung bình 30 con/kg, năng suất bình quân 50 - 70 tấn/ha. Đây là hình thức nuôi mới, hạn chế dịch bệnh, tôm lớn nhanh, không mất thời gian cải tạo ao nuôi, không bị ảnh hưởng mùa vụ nên có thể nuôi 3 - 4 vụ/năm, đang được người dân thực hiện mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm ở Bình Đại đã chuyển đổi từ hình thức nuôi thâm canh truyền thống sang nuôi hai giai đoạn, nuôi siêu thâm canh với mật độ nuôi cao từ 200 - 250 con/m2, tôm giống được ương trong vèo 25 - 30 ngày.

Hộ anh Trần Văn Bắc ở xã Đại Hòa Lộc là 1 trong những hộ nuôi tôm hai giai đoạn thành công nhất huyện hiện nay. Vụ tôm trước anh có 10 ao nuôi, thu hoạch được 97,5 tấn, cỡ tôm 25 - 70 con/kg, lợi nhuận 3,6 tỷ đồng. Anh Bắc cho biết, anh rất mê nuôi tôm hai giai đoạn bởi hiệu quả rất cao.

Tạo môi trường sạch

Là người có nhiều năm kinh nghiệm nuôi tôm, anh Bắc bày tỏ sự lo lắng trước môi trường nước ngày càng ô nhiễm cùng với biến đổi khí hậu khiến dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, rủi ro tăng cao, gây tác động xấu đến nuôi trồng thủy sản tại huyện Bình Đại. Trước tình hình đó, nuôi tôm thẻ hai giai đoạn được xem là mô hình lý tưởng hiện nay. “Mình có thể chủ động quản lý độ sạch của nước và môi trường, nuôi được mật độ dày hơn so với nuôi truyền thống, năng suất bình quân 60 - 70 tấn/ha, cao gấp 3 lần so với nuôi truyền thống”, anh Trần Văn Bắc chia sẻ.

Theo anh Bắc, để áp dụng được mô hình nuôi tôm hai giai đoạn cần vốn rất lớn, để phục vụ một ao nuôi (khoảng 1.600m2) phải có thêm 4 loại ao khác gồm: ao ương, ao lắng, ao xử lý và ao chứa thải. Nếu đầu tư cho tới khi xuống giống được thì để có một ao nuôi tốn khoảng 550 triệu đồng. Thời gian nuôi từ 90 - 100 ngày. Để có môi trường nước sạch, anh Trần Văn Bắc chia sẻ kinh nghiệm: “Nuôi tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn phải áp dụng quy trình 3 sạch gồm nước sạch, tôm sạch và môi trường sạch. Để có nước sạch, bà con cần có nhiều ao lắng, lấy nước vô lắng lọc 10 ngày, xử lý bằng clorin rồi mới đưa vào ao nuôi. Nguồn tôm giống sạch bệnh, hiện tôi mua của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam giá 138 đồng/con. Môi trường nước phải bổ sung khoáng, canxi, magie, kiềm, vi sinh…”.

 “Nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm hai giai đoạn, tôm lớn nhanh, sạch bệnh, ít dùng thuốc, chất lượng tốt và an toàn”, anh Bắc phấn khởi nói. Điều anh Trần Văn Bắc còn suy nghĩ, trăn trở là nguồn khí biogas cứ phải đốt bỏ, anh không sử dụng thấy rất lãng phí; bên cạnh đó, sau 3 vụ nuôi, chất thải chứa trong túi đầy cần được tái sử dụng thành phân hữu cơ thì rất tốt nhưng chưa thấy có nghiên cứu nào có thể tận dụng nguồn phân này, trong khi vùng nuôi tôm hai giai đoạn ngày càng phát triển nhiều trên địa bàn huyện.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Đại, việc nuôi tôm hai giai đoạn ở huyện không lo sẽ phá vỡ quy hoạch vùng nuôi vì điều kiện nuôi phụ thuộc rất lớn như độ mặn cao, diện tích lớn, vốn đầu tư… nên người nuôi sẽ không ào ạt.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 26/12/2018
Thạch Thảo
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 06:36 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 06:36 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 06:36 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:36 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 06:36 26/11/2024
Some text some message..