Bình Định triển khai đồng bộ các giải pháp ngăn chặn IUU

Tháng 2.2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị kế hoạch làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 4.

Ngư dân cảng cá
Ngành chức năng tuyên truyền và tổ chức ký cam kết với ngư dân tại Cảng cá Đề Gi (Phù Cát). Ảnh: BOD

Kế hoạch nêu rõ, các bộ, ngành và địa phương tập trung tổ chức thực hiện hiệu quả các nhóm giải pháp, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm IUU. 

Triển khai đồng bộ các giải pháp 

Trên cơ sở của Kế hoạch này, Ban chỉ đạo IUU tỉnh Bình Định đã chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhóm giải pháp. 

Theo đó, Chi cục Thủy sản lập danh sách theo dõi, kiểm tra những tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU để cảnh báo và xử lý theo đúng quy định nếu có vi phạm. Qua rà soát, toàn tỉnh có 318 tàu thường xuyên hoạt động ngoài tỉnh nằm ở nhóm có nguy cơ cao vi phạm IUU, chủ yếu là tàu cá có chiều dài dưới 15 m (trong đó chỉ có 89 tàu dài trên 15 m) hoạt động trên 20 năm.

Trong đó, tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu (215 tàu), Tiền Giang (44), Bình Thuận (21), Cà Mau (16), Kiên Giang (10), Khánh Hòa (10) và Ninh Thuận (2). Chủ của 15 trong số 318 tàu cá đã chuyển hộ khẩu tới tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu nhưng chưa chuyển đăng ký tàu cá đến nơi ở mới; 71 chiếc khác đã sang nhượng nhưng chủ mới chưa thực hiện sang tên đổi chủ. 

Cùng với đó, Chi cục Thủy sản tổ chức phân công trực tại Trung tâm giám sát tàu cá 24/24 và công bố số điện thoại đường dây nóng để theo dõi, tiếp nhận thông tin, phát hiện và xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển; không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trong quá trình hoạt động trên biển; giám sát tàu cá ra/vào cảng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Từ đầu năm 2023 đến nay, phát hiện và cảnh báo 1 lượt tàu/1 tàu vượt ranh giới khai thác cho phép trên biển, 213 lượt/100 tàu mất kết nối thường xuyên, 1 tàu mất kết nối trên biển hơn 10 ngày; có 2.101 lượt tàu rời cảng, 697 lượt tàu cập cảng đảm bảo đạt tỷ lệ theo quy định; giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng 2.427 tấn; chứng nhận nguồn gốc thủy sản 65 hồ sơ với khối lượng 761 tấn, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2022, đảm bảo đúng quy trình và không có lô hàng nào được chứng nhận bị trả về.

Tàu cáKiểm soát, giám sát tàu cá ra/vào Cảng cá Quy Nhơn. Ảnh: NTN 

Phối hợp với các địa phương quản lý tàu cá Bình Định có nguy cơ cao  

Đầu tháng 3, UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi 12 tỉnh ven biển từ Quảng Nam đến Kiên Giang để phối hợp quản lý tàu cá tỉnh Bình Định có nguy cơ cao vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). 

Theo đó, UBND tỉnh Bình Định đã rà soát danh sách tàu cá của tỉnh có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU, bao gồm các tàu cá đã bán ra ngoài tỉnh nhưng chưa sang tên, chủ tàu cá đã chuyển nơi cư trú ra ngoài tỉnh nhưng chưa chuyển đăng ký tàu cá về nơi cư trú, tàu cá thường xuyên hoạt động đánh bắt thủy sản, neo đậu, xuất và nhập bến ở ngoài tỉnh. 

UBND tỉnh Bình Định đề nghị UBND các tỉnh phối hợp, chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan (Sở Nông nghiệp và PTNT, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, CA tỉnh, Ban Quản lý các Cảng cá) phối hợp trong công tác quản lý tàu cá tỉnh Bình Định có nguy cơ cao vi phạm khai thác thủy sản IUU, với một số nội dung như sau: 

- Đối với nhóm tàu cá Bình Định đã bán cho chủ tàu mới ở các tỉnh nhưng chưa sang tên (đã thu hồi giấy phép khai thác thủy sản): Đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng (Chi cục Thủy sản, Cảng cá, lực lượng Biên phòng) không cấp thủ tục xuất bến đi khai thác thủy sản. Đồng thời thông báo cho chủ tàu mới thực hiện việc chuyển nhượng, sang tên và đăng ký tàu cá tại tỉnh để quản lý. 

- Đối với nhóm tàu cá Bình Định thường xuyên hoạt động đánh bắt thủy sản, neo đậu, xuất và nhập bến tại các tỉnh: Đề nghị chỉ đạo các cơ quan chức năng (Chi cục Thủy sản, Cảng cá, lực lượng Biên phòng) phối hợp, hỗ trợ Đoàn công tác của tỉnh Bình Định trong công tác kiểm tra điều kiện tàu cá hoạt động đánh bắt thủy sản. Kiểm tra chặt chẽ không cho tàu cá không đủ điều kiện ra khơi hoạt động đánh bắt thủy sản (không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, giấy phép khai thác thủy sản) xuất bến đi đánh bắt thủy sản. 

Qua thống kê có 455 tàu cá của ngư dân tỉnh Bình Định đã bán cho ngư dân các tỉnh nhưng chưa sang tên hoặc thường xuyên hoạt động neo đậu tại các tỉnh có nguy cơ cao vi phạm IUU.

Đăng ngày 13/03/2023
NTN @ntn
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:10 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 14:10 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 14:10 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 14:10 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:10 27/11/2024
Some text some message..