Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
Biến động pH trong ao nuôi tôm

Nguyên nhân pH thấp

Trời mưa: Trong không khí có chứa: NO2, NH3, H2S do quá trình phân hủy đất, Cl2, CO2, CH4 từ nhà máy, SO2 do đốt than hay dầu mỏ. Khi trời mưa, hạt mưa cuốn theo các khí độc này và chuyển hóa thành H2SO4, HCl, HNO3,… làm cho pH nước hạ thấp.

Ao nhiễm phèn: Khi trong đất có chứa trầm tích chứa thành phần oxit sắt. Trong điều kiện kỵ khí và nước bị ngập chứa sulfat, vi khuẩn Thiobacillus ferrooxidans xúc tác tạo ra các hợp chất sắt sulfide (chủ yếu là pyrit).

- Sự khử hóa của các ion sulfat (SO42-) thành sulfide (S2-) do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ khử sulfat

SO42− + 8H+ + 8e− → S2− + 4H2O

- Ban đầu, sắt (II) sulfide (FeS) được hình thành: 

Fe2+ + S2−→ FeS

- Sau đó, FeS tiếp tục phản ứng với lưu huỳnh tự do (S) để tạo thành pyrit (FeS2):

FeS + S → FeS2

- Sắt pyrit sẽ bị oxy hóa một cách chậm chạp:

FeS2 + ½ O2 + 2H+ → Fe2+ + 2S + H2O

2FeS2 + 9/2O2 + (n+2)H2O → Fe2O3.nH2O + 2SO42- + 4H+

- Lúc này, sự oxy hóa của lưu huỳnh do oxy rất chậm, nhưng có thể được xúc tác bởi vi sinh vật tự dưỡng ở những giá trị pH gần trung tính:

S + 3/2O2 + H2O ---> SO42- + 2H+

- Kế tiếp, pH có thể xuống dưới 4, Fe3+ lúc này rất dễ dàng bị oxy hóa tiếp tạo môi trường acid: 

FeS2 + 14Fe3+ + 8H2O → 15Fe2+ + 2SO42- + 16H+

Như vậy, các ion H+ hình thành làm pH ao nhiễm phèn hạ thấp (Tương tự cho quá trình thủy phân Al3+)

- Tảo dày: Vào ban đêm, lượng CO2 sinh ra từ sự hô hấp của tảo hoặc từ các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

C6H12O6 (chất hữu cơ) +O2 → CO2 + H2O +Q

CO2 + H2O → H2CO3

Ao nuôi tômAo tảo bị rớt tảo

Tóm lại: Trời mưa hoặc ao nhiễm phèn hoặc tảo dày sẽ khiến pH có xu hướng thấp.

Phương pháp xử lý khi pH thấp:

- Khi trời mưa, rải vôi xung quanh bờ ao nuôi tôm. Chuẩn bị sẵn vôi nóng (CaO) và vôi caxi (CaCO3). Trộn chung với nhau để sẵn với liều lần lượt: 20ppm và 40ppm (giải thích: 1ppm nghĩa là 1000m3 nước sẽ cần 1kg vôi), để sẵn. Khi mưa tạt ngay (tôm từ 10 ngày trở lên, đối với tôm mới thả thì đánh ½ liều để an toàn và tăng dần những ngày kế tiếp để tôm thích nghi). Tạt vôi ngay thời điểm mưa và đến khi hết mưa để ổn định pH và duy trì mức hiệu quả (7.8-8.2).

Test pHKết quả đo pH ao nuôi dưới 7.3

- Kiểm tra và xử lý phèn trước khi cấp nước vào ao nuôi bằng EDTA ngoài ao xử lý (2-5ppm).

- Hạn chế tích lũy chất hữu cơ, xi phông đều đặn để ngăn sự phát triển tảo. Đối với ao ngoài trời có thể giảm nhiệt độ bằng lưới lan hoặc nuôi trong nhà màn. Trường hợp không có điều kiện, bà con có thể tăng mực nước hoặc nuôi ở diện tích phù hợp. Đảm bảo nhiệt độ nước ở ngưỡng phù hợp và ít có sự dao động nhiệt độ.

- Thay nước và làm lại tảo (tăng cường vi sinh và kết hợp vôi bón để ổn định tảo).

Nguyên nhân pH cao

Bón vôi: Việc bón vôi khiến độ kiềm cao và pH của ao có xu hướng tăng do phản ứng hóa học tạo ra H+.

CaCO3+ CO2 + H2O → Ca2+ + 2HCO3-

CaO +2CO2 +H2O → Ca2+ + 2HCO3

Phương pháp xử lý khi pH cao:

- Sử dụng mật rỉ đường kết hợp vi sinh để quản lý tảo và bổ sung thêm nguồn cacbon. Liều sử dụng: 4-5ppm rỉ mật + vi sinh rồi gây màu ao nuôi.

- Điều chỉnh tảo phù hợp, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng và giảm pH. Vitamin C thực chất là acid ascorbic.

Tại sao độ kiềm càng thấp, pH càng biến động mạnh?

Khi độ kiềm thấp, pH sẽ chênh lệch trong ngày lớn hơn là khi độ kiềm cao. Được biểu thị qua sơ đồ sau:

Độ pHChênh lệch pH theo độ kiềm (tham khảo)

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO3-), carbonate (CO32-), và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit hoặc kiềm yếu trong nước. 

- Khi độ kiềm cao, nghĩa là hệ thống nước có hệ đệm tốt hơn, tức là nước có thể hấp thụ axit hoặc bazơ mà không làm thay đổi nhiều giá trị pH. Điều này giúp giảm biên độ dao động của pH trong suốt ngày đêm.

- Khi độ kiềm thấp, hệ thống thiếu khả năng đệm, dẫn đến việc pH dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi sinh hóa như hô hấp, quang hợp của tảo hoặc phân hủy chất hữu cơ.

- Khi tảo quang hợp vào ban ngày, chúng tiêu thụ CO2, làm pH tăng lên; vào ban đêm, hô hấp sinh học lại thải ra CO2, làm pH giảm. Với kiềm thấp, những biến đổi này rất rõ rệt, gây dao động lớn.

Kết luận: Bản chất của pH trong ao nuôi tôm liên quan đến các yếu tố như trời mưa, ao nhiễm phèn và mật độ tảo dày đặc. Khi pH thấp, có thể xử lý bằng cách rải vôi để tăng độ kiềm, ổn định môi trường ao. Ngược lại, khi pH cao, cần điều chỉnh bằng cách bổ sung mật rỉ đường và vi sinh để điều chỉnh mật độ tảo phù hợp. Độ kiềm cũng tác động đến sự dao động pH ngày đêm. Kiềm cao giúp duy trì pH ổn định, hạn chế dao động lớn trong ngày nhờ khả năng đệm tốt hơn của các ion bicarbonate và carbonate. Việc kiểm soát pH hiệu quả giúp tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của tôm. 

Đăng ngày 27/11/2024
Mạc Như Triết @mac-nhu-triet
Kỹ thuật

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 10:04 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 09:53 27/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 22/11/2024

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:45 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:45 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:45 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:45 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 12:45 27/11/2024
Some text some message..