Biomar Việt Úc – Hợp tác chiến lược của Biomar tại Việt Nam

“BioMar đang tập trung đầu tư vào thị trường thức ăn tôm tại Việt Nam” – Ông Francois Loubere, Tổng giám đốc khu vực Châu Á của BioMar chia sẻ. Với tư cách là Tổng giám đốc khu vực Châu Á, Ông Loubere tập trung vào định hướng chiến lược cho khu vực, tăng tốc trao đổi kiến thức về phát triển sản phẩm và R&D.

biomar việt úc
BioMar tích cực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành tôm Châu Á.

Vào tháng 3 năm 2021, Tập đoàn BioMar đã mua lại phần lớn quyền sở hữu đối với mảng kinh doanh và sản xuất thức ăn thủy sản của Tập đoàn Việt Úc (Liên doanh BioMar Việt Úc). Quyết định đầu tư này được coi là một mắt xích quan trọng để BioMar xây dựng mối quan hệ bền chặt với các quốc gia tiêu thụ thức ăn cho tôm khác trong khu vực.

Trước khi tiến vào thị trường tôm Châu Á, BioMar đã là một nhà sản xuất thức ăn cho tôm chiếm thị phần lớn ở Nam và Trung Mỹ, liên tục củng cố dấu ấn toàn cầu của mình, đặc biệt là trong phân khúc thức ăn cao cấp cho tôm. Sự chia sẻ về bí quyết công nghệ sản xuất, thành tựu nghiên cứu và phát triển, kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất của Tập đoàn BioMar cùng hệ thống sản xuất giống công nghệ cao và nuôi tôm rộng lớn của Tập đoàn Việt Úc, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển mảng tôm của Tập đoàn BioMar tại thị trường Việt Nam.

Vừa qua, Tạp chí Aquaculture Asia Pacific (AAP) đã phỏng vấn Ông François Loubere, người đứng đầu các hoạt động của BioMar tại Châu Á.


Ông Francois Loubere - Tổng Giám Đốc BioMar khu vực Châu Á.

AAP: Các khía cạnh chính của quan hệ đối tác với Tập đoàn Việt Úc là gì? Mục tiêu chung lớn nhất của cả hai phía là gì? 

Thông qua mối quan hệ hợp tác này, BioMar thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một trong những tập đoàn thủy sản hàng đầu tại Việt Nam, có quy mô hoạt động phủ rộng từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm công nghệ cao và chế biến. Thực hiện mục tiêu phát triển thị trường cho các sản phẩm thức ăn thủy sản cao cấp, tập trung vào tính bền vững, truy xuất nguồn gốc, chất lượng và hiệu suất. Chúng tôi tin rằng có một sức mạnh tổng hợp rõ ràng về mạng lưới thương mại và quyết tâm đổi mới giữa hai công ty của chúng tôi.


Đội ngũ sản xuất tại BioMar Việt Úc.

AAP: Tôm là đối tượng nuôi đang được Tập đoàn Việt Úc tập trung đặc biệt. Thành công của BioMar tại Ecuador sẽ phát huy tác dụng như thế nào trong quan hệ đối tác này?

Cách đây vài năm, ngành tôm tại Ecuador chưa có được dấu ấn rõ nét trên thị trường thế giới, đặc biệt so với ngành tôm phát triển rực rỡ tại khu vực Châu Á. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chỉ 3 năm, Ecuador đã trở thành nước sản xuất tôm lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng tốt qua từng năm. Sự thành công của ngành tôm Ecuador trong những năm qua là kết quả từ nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Ecuador được hưởng lợi từ quỹ đất dồi dào sẵn có, vốn rất khan hiếm ở châu Á. Hơn nữa, điều thực sự mang lại lợi ích cho Ecuador là quá trình kỹ thuật hóa, hiện đại hóa sản xuất tôm nhanh chóng được dẫn dắt bởi nhiều đơn vị nuôi lớn, đại diện cho phần lớn sản lượng tôm của Ecuador. Tất cả những điều này, kết hợp với chế độ ăn hiệu quả hơn và cải tiến quản lý trang trại nói chung sẽ làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời cho phép minh bạch và truy xuất nguồn gốc, qua đó nâng cao giá trị ngành tôm.

Ecuador đang rất nhanh chóng trở thành Na Uy của ngành cá hồi. BioMar tích cực đóng góp vào sự phát triển này thông qua việc cung ứng nguồn ding dưỡng chất lượng cao, áp dụng công nghệ sản xuất thức ăn tối tân, nâng cao dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và quảng bá chế độ cho ăn tự động, lĩnh vực mà BioMar sở hữu AQ1 – Công ty dẫn đầu thị trường thế giới về hệ thống cho ăn thông minh.

AAP: Tại sao BioMar lại nhắm đến Việt Nam – một thị trường vốn đã có không ít đơn vị sản xuất thức ăn thủy sản?

Đối với chúng tôi, sự hợp tác đã mở ra chúng tôi nhiều cơ hội lớn tại thị trường Việt Nam, một trong những quốc gia sản xuất tôm dẫn đầu thế giới. Việt Nam là một thị trường đầy thách thức, nhưng vẫn còn chỗ cho những nhà tiên phong đổi mới như chúng tôi, những người có thể đưa nhiều loại thức ăn chất lượng cao, tốt cho sức khỏe và hiệu suất cao vào thị trường. Việt Nam là một thị trường mà chúng tôi tin rằng đã sẵn sàng ứng dụng công nghệ mới trong nuôi tôm, theo hướng bền vững và BioMar có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực này. Việt Nam cũng tạo cơ sở tốt để phát triển các hoạt động của chúng tôi sang các nước láng giềng có tiềm năng.

biomar việt úc
Hệ thống sản xuất đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

AAP: Phân khúc mục tiêu của BioMar trong thị trường thức ăn cho tôm tại Việt Nam/Châu Á là gì?

Trên toàn thế giới, chúng tôi đã có vị thế vững chắc trong thị trường thức ăn chăn nuôi cho cả tôm và cá. Chúng tôi đã thấy những kết quả tuyệt vời với dòng sản phẩm LARVIVA dành cho tôm ở Châu Á và Châu Mỹ Latinh. Tại Ecuador, chúng tôi đã đạt được vị trí dẫn đầu thị trường trong phân khúc trại giống trong vòng chưa đầy 3 năm, giúp khách hàng giảm chu kỳ ương giống từ 21 ngày xuống còn 15 ngày.

Ngoài ra, nhìn vào các dự báo và xu hướng thị trường, ngày càng có nhiều người tiêu dùng tập trung vào thủy sản lành mạnh và bền vững. Do đó, Tập đoàn kỳ vọng ngày càng tăng thị phần đối với thức ăn cao cấp kết hợp hiệu suất và tính bền vững của thức ăn, đảm bảo người nuôi tôm có thể thu được giá trị bằng cách cung cấp các sản phẩm được chứng nhận và phù hợp với các kênh bán lẻ toàn cầu.

biomar việt úc
Nhà máy thức ăn tôm BioMar Việt Úc tại Bến Tre.

AAP: BioMar sẽ ứng dụng các chính sách về phát triển bền vững của mình vào ngành tôm Việt Nam và phần còn lại của Đông Nam Á như thế nào?

Tiềm năng về cải tiến công thức thức ăn thủy sản ở châu Á là rất lớn. Thời điểm mà thức ăn tốt được đánh giá chỉ dựa trên “mùi cá” và thành phần nguyên liệu thô được đánh giá dựa trên protein thô, sẽ kết thúc. Sẽ không hợp lý khi tập trung vào mức protein thô, vì protein khác nhau về khả năng tiêu hóa và đóng góp dinh dưỡng. Chỉ tập trung vào protein thô có thể dẫn đến lãng phí tài nguyên và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước trong trang trại và môi trường xung quanh.

Chúng ta nên hướng tới hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chúng tôi đã thực hiện thành công quá trình này với các loài nuôi chính như cá hồi, các loài cá biển, và chúng tôi đang phát triển rất tốt trong lĩnh vực tôm. BioMar hiện đang phát triển các khái niệm thức ăn chăn nuôi hoàn toàn mới trong nỗ lực chung với các đối tác trong chuỗi giá trị, từ các nhà cung cấp đến một số nhà bán lẻ lớn ở Châu Âu và Hoa Kỳ. Sẽ là tự nhiên khi mang những khái niệm này đến Việt Nam và các nước trong khu vực.

AAP: Theo ông, ngành tôm ở Châu Á đòi hỏi những gì và BioMar có thể đáp ứng nhu yêu cầu đó như thế nào?

Để tiếp tục phát triển, ngành tôm châu Á sẽ phải theo đuổi sự bền vững. Tính sẵn có và tính bền vững của nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi là mối quan tâm lớn và BioMar có thể mang lại kiến thức quan trọng về phát triển thức ăn thủy sản, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên khan hiếm, thử nghiệm và triển khai các nguyên liệu mới. Gần đây chúng tôi đã mua lại AQ1, công ty dẫn đầu thị trường về hệ thống cho ăn thông minh. Kết hợp phát triển hệ thống cho ăn và thức ăn được tối ưu hóa cho các hệ thống này là một cách hợp lý để sử dụng thức ăn hiệu quả hơn và do đó giảm lãng phí thức ăn và góp phần tăng tính bền vững.


Quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn toàn cầu.

Một lĩnh vực khác mà chúng tôi chắc chắn có thể đóng góp là các giải pháp sức khỏe cho cá và tôm. Trong những năm qua, chúng tôi đã thiết kế một phương pháp luận mạnh mẽ để phát triển và ghi lại các giải pháp được xem là “y tế dự phòng” cho ngành tôm. Chúng tôi vẫn là nhà sản xuất thức ăn thủy sản duy nhất đã quản lý để có được một giải pháp thức ăn probiotic với đầy đủ dữ liệu vượt qua các yêu cầu quản lý chất lượng nghiêm ngặt khác nhau, và được các cơ quan của Liên minh Châu Âu chấp thuận.

AAP: Việt Nam muốn có thế mạnh về sản xuất cá biển. BioMar có thể chuyển giao chuyên môn nào cho mảng cá biển của Việt Nam?

Chúng tôi có vị trí hàng đầu về thức ăn cho cá biển ở châu Âu và châu Mỹ Latinh, và chúng tôi đang thiết lập vị trí của mình ở Trung Quốc, bất chấp những hạn chế do đại dịch áp đặt. Chúng tôi có giải pháp cho tất cả các loài sinh vật có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại chúng tôi sẽ chủ yếu tập trung vào phân khúc trại giống và ương với thức ăn nhập khẩu. Chúng tôi đã có kết quả rất tốt với cá chẽm ở Việt Nam và có kế hoạch mở rộng ra các loài khi chúng tôi xây dựng tổ chức của mình.

Theo AAP

Vui lòng quét mã để cập nhật thông tin mới nhất từ BioMar Việt Úc 

 

Đăng ngày 20/10/2022
BioMar Việt Úc
Doanh nghiệp

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 10:24 12/12/2024

Tép Bạc trở thành đối tác chiến lược phân phối sản phẩm Virbac

Nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, từ việc cải thiện năng suất đến các vấn đề như lột xác không hoàn hảo, mềm vỏ và tỷ lệ chết cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất. Một trong những giải pháp then chốt để giải quyết tình trạng này là bổ sung khoáng chất đầy đủ trong suốt quá trình nuôi.

Tepbac
• 12:00 03/12/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 09:36 13/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 09:36 13/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 09:36 13/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:36 13/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 13/12/2024
Some text some message..