Bỏ mía nuôi cá lóc

Chỉ 5 tháng thả nuôi cá lóc trên diện tích 1.000 m2 mặt nước, nông dân huyện Trà Cú (Trà Vinh) thu lãi ròng hơn 100 triệu đồng, còn trồng mía suốt một năm chỉ thu khoảng 2 triệu. Vì lợi nhuận cao nên nhiều hộ đã kêu kobe (máy xúc) ủi mía để nuôi cá lóc.

Kobe ủi mía ở ấp Xa Xi để nuôi cá
Kobe ủi mía ở ấp Xa Xi để nuôi cá

Ông Phan Văn Giảng, ấp Xa Xi, xã Ngãi Xuyên đã bỏ mía đào 2 ao 1.000 m2 để nuôi cá lóc. Ông nói: Trồng mía cả năm 1 công đất (1.000 m2) trừ mọi chi phí chẳng còn đồng lãi nào. Thấy bà con ở thị trấn Định An nuôi cá lóc lãi cao gấp 50 lần trồng mía, người nào cũng giàu nên học làm theo.

Anh Nguyễn Thành Như làm công nhân cho một Cty ở xã Lưu Nghiệp Anh cũng đã bỏ tiền mua đất trồng mía với giá 55 triệu đồng/1.000 m2 để đào ao nuôi cá lóc. Hiện tại, 4 ao cá 1.600 m2 đã thả giống. Không chỉ nông dân, công nhân kể cả đại gia ở thị trấn Trà Cú cũng kêu kobe đào ao nuôi cá lóc.

Đi dọc theo sông Trà Cú thấy rõ cảnh ao cá lóc xen ruộng mía. Ghé xin chụp hình chiếc kobe đang ủi mía của ông Phan Văn Phước, ấp Xa Xi, ông xởi lởi: Gia đinh có gần 1 ha mía nhưng vụ này chỉ thu được khoảng 20 triệu đồng lãi, không đủ nuôi 6 miệng ăn. Hiện tại, 3 đứa con phải đi làm công nhân ở khu công nghiệp Trà Cú. Thấy bà con nuôi cá lóc lãi quá nên tui ủi 500 m2 mía 3 tháng tuổi để nuôi.

Ông Phước tính: Thị trường cá lóc ổn định mức giá 38.000 - 39.000 đ/kg thì sau 5 tháng thả nuôi sẽ thu đủ vốn đầu tư và có lãi. Từ vụ thứ 2 về sau không còn khấu hao xây dựng cơ bản thì chắc chắn lãi cao.

Còn ông Tăng Văn Nhường ở ấp Vịnh, xã Lưu Nghiệp Anh cho hay, với giá 38.000 đ/kg, sau khi trừ mọi chi phí chắc chắn thu lãi trên 100 triệu đồng, trừ 40 triệu tiền đào ao vẫn còn lời 60 triệu. Gia đình có 5.000 m2 trồng mía hơn 10 năm vẫn không giàu được. Thấy anh em, bạn bè nuôi cá lóc thu lợi nhuận quá cao nên đã vay tiền ngân hàng kêu kobe đào 1.500 m2 đất mía làm 2 ao nuôi. Một năm nuôi 2 vụ, lãi cầm chắc 200 triệu đồng.

"Để có vốn đào ao, mua giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản thì người nuôi phải tự lo. Vốn phải vay ngân hàng, nếu thị trường cá lóc không ổn định thì cây mía không thể nào gánh được nợ cho cá lóc", ông Nhường nói.

Ông Thái Hoàng Đang, Chủ tịch UBND xã Lưu Nghiệp Anh cho biết, toàn xã đã có 16,75 ha đất trồng mía chuyển sang nuôi cá lóc, tăng gắp đôi năm 2012. Xã đã khuyến cáo người nuôi nên thận với thị trường đầu ra của sản phẩm và nói rõ là cá lóc không có chủ trương phát triển, nuôi tự phát nếu xảy ra rủi ro thì sẽ không có chính sách hỗ trợ.

"Toàn huyện Trà Cú có khoảng 300 ha mía được bà con san ủi đào ao nuôi cá lóc và chuyển sang cây trồng khác. Việc tự phát chuyển đổi đất mía, đất lúa sang nuôi trồng thủy sản, nhất là đào ao nuôi cá lóc cần phải được quản lý chặt, nếu để kéo dài sẽ phá vỡ quy hoạch đất SX của địa phương", ông Thạch Sô Phanh.

Ông Thạch Sô Phanh, Phó phòng NN-PTNT huyện Trà Cú cho biết: Con cá lóc đã giúp nhiều bà con ở thị trấn Định An, Hàm Giang…làm giàu nên nhiều hộ trồng mía ở xã lân cận như Lưu Nghiệp An, An Quảng Hữu, Kim Sơn… đã tự phát đào ao nuôi. Nếu như năm 2012, toàn huyện có 660 hộ thả nuôi cá lóc hơn 100 ha mặt nước thì nay diện tích có khả năng tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Phòng NN-PTNT huyện đang thống kê toàn bộ diện tích bà con bỏ mía đào ao nuôi cá để báo cáo cấp trên có kế hoạch quản lý. Nếu cứ nuôi tự phát thì rất nguy hiểm và làm ảnh hưởng đến vùng quy hoạch mía nguyên liệu. Sở TN-MT đã có văn bản chỉ đạo các địa phương quản lý chặt việc người dân chuyển đất lúa sang nuôi thủy sản. Thế nhưng, nhiều hộ dân ở thị trấn Định An đang đổ xô về các xã khác thuê hoặc mua đất, tiếp tục đào ao nuôi cá lóc. Giá đất mía gần sông Trà Cú đã lên hơn 70 triệu đ/1.000 m2.

nongnghiep.vn
Đăng ngày 04/06/2013
THANH PHONG
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 14:11 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 14:11 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:11 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:11 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:11 22/12/2024
Some text some message..