Bổ sung muối vào khẩu phần ăn giúp tăng trưởng cá rô phi

Từ lâu, muối đã đóng vai trò quan trọng trong nuôi thủy sản nước ngọt từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn thương phẩm.

Cá rô phi
Muối đã đóng vai trò quan trọng trong nuôi thủy sản nước ngọt. Ảnh: Tawatchai12

Một số vai trò của muối được kể đến như: Diệt nấm, diệt khuẩn và ký sinh trùng, hoặc dùng để ngăn ngừa độc tố của nitrite, giảm thiểu các bệnh về mang do môi trường và nâng cao tỷ lệ sống của ao nuôi. Ngoài ra, muối còn được biết đến để bổ sung vào thức ăn giúp cá đều hòa áp suất thẩm thấu, tiết kiệm năng lượng và tăng trưởng nhanh. 

Muối NaCl là một trong những yếu tố khoáng chất thiết yếu đối với nhu cầu của cơ thể động vật thủy sản. Muối giúp cơ thể hoạt động bình thường, giúp cá ăn thức ăn ngon hơn, điều hòa áp suất thẩm thấu của cơ thể, muối là chất điện giải tạo thành axit trong màng nhầy của dạ dày, kích hoạt pepsin và các enzyme tiêu hóa. Thức ăn cân bằng muối giúp cá tiết kiệm năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu và lấy phần năng lượng này dùng cho sinh trưởng. 

Nồng độ muối ở 3% sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm và ngoại kí sinh trùng, đồng thời đủ để ngăn ngừa độc tố nitrite. Vì vậy, trong quá trình nuôi, cần cung cấp thêm một phần chất khoáng, bằng cách sử dụng các sản phẩm bổ sung chất khoáng. 

Cá rô phi là đối tượng dễ nuôi và sống được ở nhiều thủy vực khác nhau nhưng để chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn cần tạo điều kiện môi trường phù hợp và bổ sung chế độ ăn với các dạng vi chất bổ sung cần thiết là một trong những khía cạnh quan trọng giúp nâng cao tỷ lệ sống, rút ngắn thời gian nuôi, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Biểu đồ tăng trưởng về khối lượng trên các rô phiBiểu đồ thể hiện sự sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá rô phi thí nghiệm

Nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng muối ăn trong thức ăn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá rô phi thương phẩm. Thí nghiệm bổ sung muối ăn vào thức ăn 30% protein ở các hàm lượng 0, 1, 2 và 3% để nuôi cá rô phi trong bể với mật độ 25 con/m3, cỡ cá thí nghiệm 105,3 ± 0,4 g/con, nuôi trong thời gian 1 tháng.

Kết quả cho thấy việc bổ sung thêm 1% NaCl vào thức ăn công nghiệp đã có 0,9% muối trong thức ăn nuôi cá rô phi cho kết quả tăng trọng tốt nhất (94,06 g/con/tháng) so với thí nghiệm không thêm muối và nghiệm thức thêm 2 và 3% muối NaCl vào thức ăn lần lượt là 87,96; 80,64; 74,77 g/con/tháng.

Đồng thời, việc bổ sung muối vào thức ăn làm giảm đáng kể hệ số tiêu tốn thức ăn, từ 1,33 giảm xuống còn 1,23, giúp tiết kiệm chi phí thức ăn tới 7,5% trong quá trình nuôi thương phẩm. Thêm vào đó, khi có NaCl còn được dùng như là chất sát trùng, xử lý khí độc (NH3 và NO2) làm tăng hiệu quả xử lý nước giúp cá khỏe mạnh, ăn tốt hơn, sẽ phòng được bệnh hơn so với cách nuôi thông thường khiến tỉ lệ thành công hơn rất nhiều, hạn chế việc dùng thuốc,… dẫn đến sản lượng cá sẽ cao hơn, tránh dư lượng kháng sinh. 

Biểu đồ chuyển hóa thức ăn trên cáHệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm

Việc bổ sung thêm muối NaCl vào thức ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá rô phi nhưng khi bổ sung thêm 2 và 3% muối vào thức ăn đã có 0,9% muối đã làm tăng hệ số tiêu tốn thức ăn cũng như làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá nuôi.

Kết quả từ nghiên cứu góp phần đáng kể hoàn thiện quy trình nuôi cá rô phi thương phẩm, mang lại giá trị xuất khẩu cho ngành thủy sản nói chung và cá rô phi nói riêng.

Theo Ninh Hoàng Oanh, Đoàn Thị Nhinh, Vũ Đức Mạnh, Trương Đình Hoài, Kim Văn Vạn

Đăng ngày 18/11/2022
NH
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 20:20 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 20:20 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 20:20 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 20:20 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 20:20 19/12/2024
Some text some message..