Bún cá Hà Nội

Khoảng hai chục năm trở lại đây thôi, món bún cá đã chính thức du nhập vào làng ẩm thực Hà Nội. Nói như thế không có nghĩa là ngày trước ở Hà Nội không có món này. Nó từng được các bà nội trợ Hà Nội nấu trong gia đình từ rất lâu rồi. Tuy nhiên, để mang được món ăn này ra phố phục vụ những cái miệng sành ăn nhất nước là chuyện không dễ. Đã thế, Hà Nội từ xa xưa đã có đến hàng chục món ăn nổi tiếng chế biến từ bún: bún thang, bún chả, bún đậu mắm tôm, bún bung, bún ngan, bún mọc, nem cuốn bún tôm, bún riêu, bún ốc.

bún cá

Quãng hơn hai chục năm trước, Hà Nội chỉ có vài hàng bún cá loanh quanh ở phố Hồng Phúc gần đầu cầu Long Biên. Bán hàng là những người Hải Phòng nhập cư chưa lâu. Món ăn này lúc ấy không đắt hàng lắm bởi thói quen ăn sáng nhẹ nhàng lót dạ của người Hà Nội. Sáng dậy tự nhiên ăn món cá tanh thì đúng là chuyện đáng nghĩ ngợi. Thực ra cái kỹ tính trong việc ăn uống này đã làm người Hà Nội chậm nhiều nhịp khi tiếp cận những món ăn ngon của miền khác mang đến.

Nhưng rồi khách khứa đông dần. Người Hà Nội cũ ăn sáng bằng bún cá cũng đông dần. Đơn giản vì người nấu cũng dần dà điều chỉnh từ nồi nước dùng cho đến chọn lựa con cá, mớ rau để hợp với khẩu vị đất này.
Một vài dân nhậu chính cống dĩ nhiên không ngần ngại món ăn tanh vào lúc sáng sớm vì họ đã có vài chén rượu trắng đệm vào. Rau sống cũng cẩn thận trộn với muối, giấm. Chiếc đầu cá trắm bổ đôi rán giòn, chần qua nước dùng đến mức tan biến gần như toàn bộ xương trong miệng. Rau tía tô, kinh giới, rau mùi, hoa chuối tím, ngổ thơm chát đưa cay. Hết mảnh đầu cá mới đến bát bún chan nóng hổi đưa ra. Chả cá mỏng tang xếp lẫn với những miếng cá ướp nghệ rán vàng ươm bên cạnh vài miếng cà chua chín đỏ, hành, thì là... Mùa đông thì có rau cần, mùa hè thì dọc mùng chần xanh mướt mát. Nước dùng ninh xương ống heo và xương cá lọc kỹ dìu dịu chua. Trông bát bún rất đầy đặn nhưng vô cùng nhẹ nhàng cho một bữa sáng.

Đàn ông mà đã có mặt ở những quán bún cá như thế tất nhiên làm cho phụ nữ hết mọi ngại ngần. Dù rằng cánh đàn ông Hà Nội đi ăn sáng cùng với phụ nữ không nhiều nhưng ở quán bún cá thường gặp được cả đôi.

Tiếng đồn lan nhanh. Chỉ trong vài năm, con phố ngắn Hồng Phúc đã mở ra đến năm sáu hàng bún cá. Và cũng bởi món ăn này không quá cầu kỳ phức tạp trong khâu chế biến. Không thể nhiều hàng bún cá như ở Hải Phòng đến mức gần như phố nào cũng có vài quán, Hà Nội cũng đua nhau mở hàng bán bún cá khoảng hơn chục năm nay. Nhưng lạ thế, số hàng bún cá tồn tại được cho đến hôm nay cũng không nhiều. Ngay tại phố Hồng Phúc cũng chỉ còn lại hai hàng. Và hàng đông khách nhất lại nằm tít sâu trong ngõ. Hàng phải đóng cửa dĩ nhiên cũng chỉ có một lý do mà thôi, vắng khách. Lần này thì khẩu vị người Hà Nội đã nhanh chóng loại ra được những địa chỉ kém tin cậy. Không như những năm 70 thế kỷ trước, cả thành phố ăn chè đỗ đen đá và uống nước sen dừa suốt hàng chục năm liền. Thực ra nấu được nồi chè đỗ đen khác với hàng bên cạnh là việc cực khó. Và thực ra thứ nước giải khát ấy cũng chỉ làm mỗi nhiệm vụ bổ sung khẩu phần đường ngoài tem phiếu mà thôi. Đến khi đường kính được bán tự do thì lại đồng loạt đóng cửa hàng. Giờ muốn tìm được hàng chè đỗ đen đá ở Hà Nội chỉ có cách vào thư viện lục tung đống báo chí ngày ấy. May ra thì gặp được bức ảnh chụp tấm bảng con học trò lớp 1 nguệch ngoạc hàng chữ phấn trắng “Chè đỗ đen/ Có đá”.
Đã có khá nhiều món ăn ngon từ các miền khác mang về Hà Nội. Lươn “trui” ống nứa xứ Nghệ mở quán trên đường Nghi Tàm. Canh bánh đa cá rô Thái Bình mở dưới phố Tuệ Tĩnh. Bún cá rô đồng Hưng Yên ở mạn Gò Đống Đa. Gỏi nhệch Ninh Bình mở trên đường đê Âu Cơ… Nhưng có lẽ những hàng quán ấy cũng không thể thêm lên nhiều địa chỉ. Gần như những thứ quá đặc biệt ấy chỉ đủ sức cung cấp và hợp với khẩu vị của chính những người con quê hương nhập cư Hà Nội.

Dù rằng bún cá Hà Nội ban đầu do người Hải Phòng đưa lên nhưng giờ đây đã mang hẳn phong vị đất này và trở thành món ăn sáng phổ thông. Giờ muốn ăn bún cá thật sự Hải Phòng phải xuống dưới Xã Đàn mới có. Không ngon hơn bún cá Hà Nội nhưng trông sức vóc bát bún đầy đặn quê mình cũng phần nào vợi đi nỗi nhớ.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 10/01/2016
Đăng ngày 10/01/2016
Đỗ Phấn
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:36 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:36 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:36 14/11/2024
Some text some message..