Cá đá suối Tía

Suối Tía là một con suối chảy qua hai huyện miền núi Sơn Hòa và Đồng Xuân của tỉnh Phú Yên. Dòng suối này dài chừng vài mươi km, nước trong vắt. Có nhiều đoạn đẹp như tranh, nhất là đoạn giáp ranh với huyện Đồng Xuân, nơi nước suối hòa vào sông Kỳ Lộ xuôi về sông Cái rồi về với biển Đông.

cá đá
Cá đá nướng - Ảnh: Mỹ Tuyết

Trong lòng suối Tía có nhiều loại cá như cá lúi, cá trắng chỉ, cá hà nhao, cá ngựa, cá đá... Trong các loại cá ấy, cá đá được được xem là đặc sản chỉ có ở dòng suối này.
Mỗi con cá đá to nhất bằng ngón tay cái người lớn, dài khoảng 15 cm, thân vảy có viền nâu xanh vàng, bụng hơi trắng, đầu tròn, mắt có khoanh vàng. Loại cá này thường sống trong chỗ thác ghềnh, nước chảy xiết nên đánh bắt bằng lưới là chính. Khoảng mười năm trước, cá đá còn nhiều nhưng hiện nay do con người đánh bắt quá tay nên cá đá không còn bao nhiêu.

Cá đá làm được nhiều món, mà món nào cũng ngon. Nếu cả đoàn cùng nhau dã ngoại vào suối thì hai món đầu tiên nhất thiết phải có là canh và nướng. Hành trang vào suối khách chỉ mang gạo, mắm muối và xoong nồi, nếu đoạn suối gần rẫy thì nồi niêu có thể mượn tạm trong chòi canh của người dân, khỏi phải mang theo.

Cá đá bắt lên còn sống, làm sạch rồi nướng bằng cây mò o hoặc nướng trong vỉ kẹp lửa riu riu bằng củi rừng có kê mấy hòn đá cuội thì ngọt tuyệt. Cá nướng chín dằm nóng với nước mắm ngon có trái ớt xiêm xanh mọc hoang bìa suối thơm lừng. Ngoài nướng, dọc bờ suối có giống rau mương đọt tươi non xanh rờn quanh năm. Cá đá nấu canh hợp với loại rau này. Nước suối đun sôi, bỏ cá nguyên con vào, đợi một chút cá chín rồi cho lá rau mương non vào nồi và chỉ nêm muối ớt, vậy mà nồi canh đậm đà ngon ngọt.

Cá đá nướng hoặc nấu canh rau mương ăn với cơm là những món ngon, ngon đến nỗi không biết diễn tả như thế nào cho hết ý. Nhiều người bảo rằng, đã đến suối Tía mà không ăn hai món này thì bước chân ra về sao nỡ đành. Dù ở ngoài rừng thiếu chén, ăn bằng nắp vung lá cây, đũa là cây rừng, ngồi trên đá suối vậy mà cảm giác ngon vẫn cứ đầm đìa thôi thúc.

Ngoài những món ngon trực tiếp tại bờ suối, cá đá còn có thể kho tộ, chiên giòn, nấu lá gừng... món nào cũng đáng ăn. Cá đá xương mềm, thịt rắn chắc có vị béo thơm ngon ngót. Vì vậy, khi ăn chúng ta không bỏ một tí gì, xương cá càng nhai càng mềm càng béo ngọt. Những người quen ăn, chắc chắn họ không làm ruột cá mà để nguyên để được thưởng thức cái vị nhân nhẩn thanh thanh độc đáo.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 28/08/2013
mỹ tuyết
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 14:00 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 14:00 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 14:00 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 14:00 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 14:00 19/12/2024
Some text some message..