Cá điêu hồng bị nhiễm chất cấm, nấu chín cũng không ăn thua

Chất Trifluralin nếu có trong cá thì nấu chín cũng không ăn thua. Chất Trifluralin có màu vàng, cực độc, tương tự thuốc 2,4D (chất độc da cam). Trifluralin dùng diệt cỏ, có khả năng gây bệnh ung thư, dị dạng, ảnh hưởng thần kinh…

Cá điêu hồng bị nhiễm chất cấm

Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp chưa truy xuất được nguồn gốc cá diêu hồng nhiễm chất cấm ở địa phương này. Trong ảnh: Một điểm nuôi cá diêu hồng trên sông Tiền, Đồng Tháp.

Ngay sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng bài “Cá nhiễm chất cấm” (chất Trifluralin, một loại kháng sinh bị cấm sử dụng), ngày 16-4, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và truy tìm nguồn gốc cá bị nhiễm trên địa bàn TP.

Lấy mẫu cá đi phân tích

Ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, cũng thông tin: Trong những ngày tới sẽ tổ chức kiểm tra, lấy mẫu cá ở chợ đầu mối thủy sản Bình Điền đưa đi phân tích. Việc tăng cường lấy mẫu, xác định chất cấm nhằm siết chặt thêm công tác quản lý chất lượng các nguồn sản phẩm thủy sản từ các nơi chuyển về TP. Trong trường hợp không phát hiện chất cấm cũng cần phải thông tin cho người dân được biết để tránh gây hoang mang cho người tiêu dùng, tránh gây thiệt hại cho người nuôi cá.

Ông Vĩnh cho biết thêm trong thời gian tới, ngoài kiểm tra hằng ngày, lấy mẫu phân tích nhanh các loài cá thấy có dấu hiệu nghi ngờ không đảm bảo chất lượng, chi cục cũng sẽ tổ chức lấy mẫu cá phân tích theo định kỳ mỗi tháng một lần. “Đối với cá điêu hồng, chúng tôi sẽ đưa vào “chuỗi vệ sinh an toàn thực phẩm”, kết hợp với các tỉnh, thành liên quan, kiểm soát chặt từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, bảo quản cho đến khi vận chuyển lên TP, bán ra thị trường” - ông Vĩnh nói.

Tới đây, cá ở chợ đầu mối thủy sản Bình Điền sẽ được lấy mẫu đưa đi phân tích có nhiễm chất cấm.

Rất khó truy tìm nguồn gốc

Về nguồn gốc chất Trifluralin, ông Vĩnh cho hay sau khi Bộ NN&PTNT có lệnh cấm, Tổng cục Thủy sản cũng đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, xác định chất Trifluralin không còn nhập về TP. Các điểm bán thuốc thú y cũng không còn bán. “Do TP là nơi cung cấp chính các loại thuốc trong nuôi trồng thủy sản cho miền Tây nên việc cá bị nhiễm chất cấm có thể người nuôi đã sử dụng nguồn hàng tồn lưu trước đây” - ông Vĩnh nhận định.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Thụ, Giám đốc Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ (Bộ NN&PTNT), cho hay hiện chưa có quy định bắt buộc thủy sản dùng làm thực phẩm khi lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy việc truy xuất hộ nuôi cá có sử dụng Trifluralin cực kỳ khó khăn.

Một chuyên gia ngành NN&PTNT (đề nghị không nêu tên) cũng cho biết thêm heo, trâu, gà, vịt khi lưu thông thị trường phải có giấy kiểm dịch. Vì vậy khá thuận lợi truy tìm nguồn gốc khi xảy ra sự cố. “Đối với thủy sản dùng làm thực phẩm, mặc dù nhiều người thấy được khó khăn khi truy tìm nguồn gốc nhưng đến nay Bộ NN&PTNT vẫn chưa có hướng chỉnh sửa, bổ sung. Nếu tình trạng này kéo dài thì thực trạng cá (kể cả tôm) nhiễm Trifluralin sẽ tồn tại, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng” - vị này nói.

Về việc có truy xuất được nguồn gốc cá điêu hồng do thương lái ở Tiền Giang cung cấp cho chợ đầu mối thủy sản Bình Điền hay không, trong ngày 16-4, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Chi cục Thủy sản Tiền Giang và Chi cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản Tiền Giang nhưng chưa nhận được câu trả lời. Một cán bộ của Chi cục Thủy sản Tiền Giang cho biết đơn vị này chỉ quan trắc về chất lượng nguồn nước ở những điểm nuôi cá, chưa từng quan trắc về chất Trifluralin.

Nấu chín cũng không ăn thua

Chất Trifluralin có màu vàng, cực độc, tương tự thuốc 2,4D (chất độc da cam). Trifluralin dùng diệt cỏ, có khả năng gây bệnh ung thư, dị dạng, ảnh hưởng thần kinh… Chất này còn được sử dụng nhằm mục đích vệ sinh ao, hồ trước khi nuôi cá hoặc dùng để trị nấm, ký sinh trùng trên cá.

( TS NGUYỄN TUẦN, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm - Viện Nghiên cứunuôi trồng thủy sản 2 (Bộ NN&PTNT))

Hàm lượng Trifluralin chỉ giảm một nửa sau 169 ngày tồn lưu trong đất, sau hơn một năm tồn lưu trong nước bùn, sau 438 ngày tồn lưu trong nước và cơ thể thủy sinh hiếu khí. Do cá điêu hồng được nuôi trong lồng bè nên một hộ sử dụng Trifluralin thì cá nuôi của nhiều hộ khác bị nhiễm lây từ nguồn nước hoặc thủy sinh hiếu khí. Trifluralin tồn lưu trong cá khá lâu, lại phân hủy không đáng kể khi nấu nướng nên người sử dụng bị nhiễm theo. Thí nghiệm trên chuột cho thấy nhiễm 0,0058 mg/kg cơ thể/ngày là bị ung thư.

Pháp Luật TP.HCM
Đăng ngày 17/04/2012
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:54 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:54 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:54 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:54 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:54 26/11/2024
Some text some message..