Cà Mau: Nuôi ốc len bảo vệ rừng

Giải pháp mới trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ ở Phú Tân là thực hiện phương án thuê người dân trực tiếp quản lý, bảo vệ. Dưới sự kiểm soát, quản lý chặt chẽ của ngành lâm nghiệp, bà con được nuôi một số loài đặc sản dưới tán rừng với điều kiện không được làm ảnh hưởng đến cây rừng. Trong đó chủ yếu là nuôi ốc len. Hiệu quả kép từ mô hình này mang lại là rừng được bảo vệ tốt, đời sống của nhiều bà con ổn định hơn.

ốc len
Ông Quách Phi Long nuôi ốc len dưới tán rừng.

Giữa những năm 2000, ngành lâm nghiệp kết hợp với chính quyền địa phương cho thử nghiệm mô hình nuôi ốc len dưới tán rừng, với phương thức thuê người dân quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ và thả nuôi ốc len. Thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, ốc len cho thu hoạch khá, cây rừng cũng được bảo vệ tốt.

Đời sống ổn định

Ông Quách Phi Long, khóm 4, thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, được thuê giữ 2,5 ha rừng. Mỗi vụ ông thả hơn 2,5 tấn giống. Sau tám tháng, ốc len cho thu hoạch. Tổng thu nhập bình quân sau khi trừ chi phí gần 100 triệu đồng.

Ốc len sinh trưởng tốt trong điều kiện môi trường tự nhiên dưới tán rừng, thuỷ triều lên xuống, ít hao hụt và không cần chăm sóc hay cho ăn. Ông Quách Phi Long cho biết, ốc len chủ yếu ăn phù sa, người nuôi không cần tác động gì, chỉ quản lý tránh để ốc đi ra ngoài hoặc tràn, trôi khi nước lên. Tỷ lệ hao hụt rất thấp. Điều đáng nói là ốc thích nghi với môi trường tự nhiên, thuỷ triều lên xuống nên thích hợp nuôi dưới tán rừng phòng hộ ven biển này.

Sau thời gian thí điểm, được sự cho phép của tỉnh, đến nay huyện Phú Tân tiến hành triển khai thực hiện xong phương án thuê quản lý, bảo vệ kết hợp nuôi ốc len dưới tán rừng phòng hộ rất xung yếu ven biển trên địa bàn.

Bảo vệ rừng hiệu quả hơn

Diện tích thuê người dân quản lý, bảo vệ gần 200 ha, với 65 hộ, bình quân mỗi hộ hơn 3 ha, chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển thuộc địa bàn xã Tân Hải và thị trấn Cái Đôi Vàm. Người dân được trả chi phí quản lý, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha mỗi năm. Trong đó, ưu tiên cho những hộ dân có điều kiện kinh tế khó khăn, sống bằng nghề đánh bắt thuỷ sản mé biển, gây hại nguồn lợi thuỷ sản; những hộ nghèo, không nghề nghiệp, chuyên đi mò cua, bắt lịch sống ven rừng, ven biển.

Cùng với ốc len, người dân còn thả nuôi thêm cua, vọp, ba khía... và tận dụng được một số loài thuỷ sản thiên nhiên từ biển vào như cá kèo, cá chẽm giống…

Đời sống ổn định, ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của bà con rất tốt, đảm bảo mục tiêu bảo vệ chặt chẽ rừng phòng hộ xung yếu, giảm đáng kể tình trạng túng quẫn làm liều chặt phá cây rừng như trước đây. Từ đó góp phần bảo vệ tốt tài nguyên rừng, tài sản quý giá của quốc gia.

Hiện nay, hệ thống lộ giao thông ở huyện Phú Tân phát triển mạnh, lộ bê-tông đã về đến khu vực rừng, biển xa xôi nơi đây. Do đó, nếu có sự đầu tư hợp lý và với sự quản lý chặt chẽ, từ mô hình này có thể mở ra hướng phát triển du lịch sinh thái, ẩm thực mà thời gian qua Phú Tân chưa có điều kiện phát huy tiềm năng này./.

Báo Cà Mau, 24/01/2016
Đăng ngày 25/01/2016
Bài và ảnh: Hiệp Ðoàn
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 11:42 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:42 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 11:42 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 11:42 18/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 11:42 18/04/2024