Cá nhân vỡ nợ, hợp tác xã "trắng" ao

Theo Tổng cục thủy sản, diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL giảm 4,1% trong 6 tháng qua (còn 4.341 ha). Hiệp hội thủy sản tỉnh Đồng Tháp cho biết: từ 1.200 ha nuôi cá tra năm 2012 đến tháng 6 năm nay, số hộ "treo" ao trong tỉnh lên tới 30-40%; An Giang có 779 ha, giảm 18% so với năm 2012; Cần Thơ có 746 ha, giảm 5,1%, Vĩnh Long 434 ha, giảm 10,6%.

nuôi cá tra bị kiệt sức.
Người nuôi cá tra bị kiệt sức.

Hai năm qua thua lỗ kéo dài, thất vọng ê chề, nợ và lãi vay ngân hàng không trả nổi... ông Nguyễn Thanh Bình, xã viên HTX cá tra Thới An ( HTX Thới An), tám năm theo nghề nuôi cá tra, có kết cục từ bốn ao cá (gần 1 ha- mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn cá) chỉ còn một ao 3.000 m2 nuôi gia công cho công ty thủy sản Bình Minh (Vĩnh Long).

“Công ty hứa cung cấp cho người nuôi 1,6 kg thức ăn + 5.000 đồng, cuối vụ họ thu hồi 1 kg cá tra nguyên liệu, nhưng suốt 5 tháng rồi, công ty “lặn mất tăm” không cung cấp thức ăn, tiền cũng không, điện thoại gọi phía công ty không ai bắt máy”, ông Bình nói. Ông đang nợ ngân hàng 2,5 tỷ đồng, đóng lãi trên 100 triệu đồng/tháng.

Tình thế bắt buộc ông cho cá ăn cầm chừng nên nuôi 5-6 tháng mà trọng lượng mỗi con chừng 200 gram. Ước tính sản lượng cá nuôi toàn vùng ĐBSCL khoảng 545.718 tấn, không ít ao nuôi trong tình trạng tương tự.

Nằm dọc sông Hậu, HTX Thới An từng có hệ thống ao nuôi “đẹp mắt” nhưng nay chỉ còn vài ao nuôi liên kết với công ty Sao Mai (An Giang).

Ông Sáu Tiễn (Võ Văn Tiễn), người đang nuôi gia công cho công ty Sao Mai với hợp đồng 1.700 tấn/năm cho biết tình thế đã và đang chia rẻ người nuôi. Hộ cá thể, nhỏ lẻ nuôi một vài ao, không có hợp đồng gia công bán trôi nổi cho các nhà máy lấy tiền liền giá 18.500 đồng/kg, nếu bán ghi nợ sau 1 tháng trả- giá 19.000-19.500 đồng/kg. Ai nuôi giỏi, ít ao hụt, đáng tin cậy thì giá bán từ 22.000 đồng/kg.

Có phải tất cả người bán đều được trả tiền sòng phẳng?

Ngày 29. 7, một nhóm nông dân tụ hội rất sớm, sốt ruột chờ đợi để được gặp Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và lãnh đạo TP Cần Thơ đi thăm HTX Thới An, phường Thới An, quận Ô Môn, Cần Thơ.

Hình ảnh lạc quan ngày nào không còn nữa ở các HTX nuôi cá tra
Hình ảnh lạc quan ngày nào không còn nữa ở các HTX nuôi cá tra 

Ông Trần Hiếu Trung, một người nuôi trắng tay nói : năm 2009 tôi vay ngân hàng 3,5 tỷ đồng, hai năm thua lỗ bị ngân hàng xiết nợ, phải bán 2 ao cá (8.000 m2) để trừ nợ! Cố gắng lắm mới giữ được 1 ao (3.000 m2) nuôi gia công cho Cty Sao Mai, nhưng đến ngày xuất bán thì phía công ty bất ngờ giảm giá hỗ trợ còn 4.500 đồng/kg thay vì 5.000 đồng/kg. Nuôi gia công kiếm lời 500-1.000 đồng/kg mà còn rơi vào tình trạng này thì tới chừng nào mới trà được số nợ 1,2 tỷ đồng với ngân hàng!

Ông Lý Văn Lung bán 298 tấn cá cho Công ty Việt An (An Giang), giấy ghi nợ sẽ trả trong vòng 30 ngày sau khi bán cá, quá thời hạn trên sẽ tính lãi. “Nhưng đã hơn 4 tháng, đi đòi nợ - chầu chực riết giống như đi xin”, ông Lung nói.

Tương tự, anh Đào Văn Những bán 200 tấn cá cho công ty Thuận An. Sau hơn hai tháng mới nhận được 20% số nợ phải đòi. Cũng như nhiều nông dân khác, hàng tháng anh phải còng lưng trả lãi vay ngân hàng trong khi vốn liếng của mình bị doanh nghiệp chiếm dụng.

Đến lượt ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Thới An rầu cho tổ chức HTX : ban đầu HTX có 20 xã viên, diện tích nuôi cá tra trên 50 ha. Tới nay, xã viên bán ao cá, bán ruộng, vườn mà vẫn còn nợ không phải ít. Diện tích ao nuôi cá của HTX Thới An còn 10 ha, phần này là của số xã viên đóng lãi ngân hàng đúng hẹn.

Ông Trần Hiếu Trung, một người nuôi trắng tay nói : năm 2009 tôi vay ngân hàng 3,5 tỷ đồng, hai năm thua lỗ bị ngân hàng xiết nợ, phải bán 2 ao cá (8.000 m2) để trừ nợ! Cố gắng lắm mới giữ được 1 ao (3.000 m2) nuôi gia công cho Cty Sao Mai, nhưng đến ngày xuất bán thì phía công ty bất ngờ giảm giá hỗ trợ còn 4.500 đồng/kg thay vì 5.000 đồng/kg. Nuôi gia công kiếm lời 500-1.000 đồng/kg mà còn rơi vào tình trạng này thì tới chừng nào mới trà được số nợ 1,2 tỷ đồng với ngân hàng!  Ông Lý Văn Lung bán 298 tấn cá cho Công ty Việt An (An Giang), giấy ghi nợ sẽ trả trong vòng 30 ngày sau khi bán cá, quá thời hạn trên sẽ tính lãi. “Nhưng đã hơn 4 tháng, đi đòi nợ - chầu chực riết giống như đi xin”, ông Lung nói.  Tương tự, anh Đào Văn Những bán 200 tấn cá cho công ty Thuận An. Sau hơn hai tháng mới nhận được 20% số nợ phải đòi. Cũng như nhiều nông dân khác, hàng tháng anh phải còng lưng trả lãi vay ngân hàng trong khi vốn liếng của mình bị doanh nghiệp chiếm dụng.  Đến lượt ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX Thới An rầu cho tổ chức HTX : ban đầu HTX có 20 xã viên, diện tích nuôi cá tra trên 50 ha. Tới nay, xã viên bán ao cá, bán ruộng, vườn mà vẫn còn nợ không phải ít. Diện tích ao nuôi cá của HTX Thới An còn 10 ha, phần này là của số xã viên đóng lãi ngân hàng đúng hẹn.
Chi phí thức ăn thủy sản, thuốc thú y tăng cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành cá tra 

“Trước đây giá thành nuôi cá thấp, còn hiện nay chi phí thức ăn, thuốc thú y thủy sản chi phí đầu vào đều tăng cao trong khi giá bán đụng trần”, ông Hải hình dung chi phí “ bong bóng” có thể bị thổi lớn lên và mong có cơ chế kiểm soát thị trường đầu vào cho người nuôi, đồng thời mong muốn được xem xét khoanh nợ, giảm hoặc miễn lãi suất…

Tuy nhiên, theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, để tháo gỡ khó khăn cho nông dân nuôi cá tra ngân hàng sẽ phải cân đối số liệu cụ thể và có thể sẽ có giải pháp khoanh nợ, giảm lãi hoặc miễn lãi.

Về lâu dài, khi Chính phủ ban hành quy định mới và người nuôi cá tra theo quy hoạch, đáp ứng sản lượng và áp dụng kỹ thuật nuôi đảm bảo chất lượng sản phẩm có uy tín trên thị trường, nông dân sản xuất có hợp đồng bao tiêu… ngân hàng sẽ cho vay không cần thê chấp, thực hiện mục tiêu giúp nông dân sản xuất có hiệu quả và nâng cao thu nhập.”

Đến lúc đó, may ra HTX Thới An mới thoát khỏi tình trạng teo tóp.

Báo Sài Gòn Tiếp Thị
Đăng ngày 31/07/2013
BÀI VÀ ẢNH: ĐỨC TOÀN - LÊ HOÀNG YẾN
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:10 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:10 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:10 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:10 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:10 25/12/2024
Some text some message..