Cá nục ngày mùa

Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa này, ngư dân miệt biển miền Trung quê tôi lại bội thu mùa cá nục. Từng buổi sáng, dọc các bến ghe thuyền, các bãi cá, ngư dân rộn ràng đưa cá nục cập bờ, nhiều hơn bao giờ hết.

cá nục hấp

Món cá nục hấp cuốn bánh tráng - Ảnh: Tấn Trực 

Cá nục được chế biến thành nhiều món: kho, nướng, hấp, nấu chua, nấu sốt... Ưu điểm của cá nục mới vớt lên từ biển là tươi ngọt, con nào con nấy cứng đơ, da bóng, mắt sáng trong. Do cá tươi nên thịt ngon, ăn kiểu gì cũng có cảm giác. Những bữa đầu mùa, người ta thường chọn những mớ cá thật tươi đem kho hoặc canh chua; những ngày cá nhiều lại đổi món như cá nướng, hấp.

Phải nói cá nục tươi nướng dầm với nước mắm ngon ăn cơm hết chỗ chê, độ này mỗi trai biển ăn mỗi lần cả lon gạo vẫn thấy thèm. Ăn cá nướng ngon nhưng vẫn chưa bằng cá hấp. Trời ơi, con cá nục tươi đem hấp cách thủy, nhìn là muốn ăn liền. Cá nục hấp thường ăn với bánh tráng, rau sống nửa buổi hoặc thay cơm bữa. Chế biến món này đầy đủ phụ gia ăn kèm, lạ ngon nên cả nhà ngồi ăn đến khi no bụng mà không thấy ngán.

Những hôm được mùa, cá nục tươi lúc nào cũng có trong bữa ăn ở nhà, bất kể món gì. Nhìn thế tôi nhớ lại một thời khốn khó xưa kia, khi gia đình còn ở quê xa. Ngày đó, vì thức ăn còn hạn chế, nó được xem là con cá bình dân nên người ta bán rộng rãi, tuy không tươi lắm nhưng mẹ thường chọn mua cá nục về kho cho cả gia đình ăn thường niên. Ăn cá kho mãi rồi đến cá phơi khô, cá muối mắm, gần như ăn suốt mùa suốt tháng, suốt thời tuổi nhỏ... Rồi những năm chín mươi của thế kỷ trước, tôi đi học xa, mỗi ngày phải ghé chợ mua thực phẩm để tự nấu ăn, con cá nục bên chợ Bến Ngự, An Cựu (Huế) cũng theo chúng tôi về phòng trọ, đồng hành với những bữa cơm suốt mấy mùa mưa nắng.

Bây giờ đi làm, được đi, được ăn nhiều thức ngon, thế nhưng mỗi lần nhìn thấy con cá nục bất cứ nơi đâu, tôi cũng có cảm giác như muốn được thưởng thức liền. Nó gợi và gắn với tôi như một món quà kỷ niệm, tri ân của cả một thời tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành. Thầm cảm ơn mỗi năm mỗi mùa cá nục quê hương...

 
Thanh Niên Online 20/07/2012
Đăng ngày 25/07/2012
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 02:34 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 02:34 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 02:34 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 02:34 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 02:34 28/11/2024
Some text some message..