Cá tra “chuẩn VietGAP” vẫn khó kiếm đầu ra

“Ngoài 60% diện tích nuôi cá tra theo “chuẩn VietGAP” thuộc sở hữu của các doanh nghiệp (DN), phần lớn đã có thị trường tiêu thụ ổn định, 40% diện tích cá tra đạt “chuẩn VietGAP” của hộ nông dân vẫn chưa có đầu ra đảm bảo”, ThS. Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nhận định.

nuôi cá vietgap
Cá tra "chuẩn VietGAP"

Song, trên thực tế, các DN lại cho rằng, ngoài những thị trường cũ, họ vẫn rất khó khăn trong việc mở rộng sang các thị trường mới do “chuẩn VietGAP” chưa được thế giới công nhận.

Theo ThS. Nguyễn Thị Minh Lý, Phó giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp(QUACERT), “chuẩnVietGAP” hiện chỉ mới có giá trị đối với thị trường trong nước, nên không thể thay thế hoàn toàn các tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, Nhật, EU...

Do đó, “chuẩn VietGAP” chỉ là nền tảng cơ sở để người nuôi cá tra trong nước tiến tới thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế khác như GlobalGAP, chứng nhận ASC...

“Thế nên, các DN muốn xuất khẩu sản phẩm cá tra đạt giá trị cao thì phải tùy vào từng thị trường tiêu thụ mà phản ứng cũng như tìm hiểu kỹ các rào cản kỹ thuật của họ để điều chỉnh tiêu chuẩn chất lượng cho phù hợp, theo kiểu nhập gia tùy tục, chứ không thể dựa vào mỗi “tấm lệnh bài” VietGAP”, bà Lý nhận định.

Đứng về phía DN, ông Phạm Đặng Hữu Thành, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Biofeed, cũng cho biết, hiện Biofeed đang có khoảng 100ha sản xuất cá tra theo “chuẩn VietGAP” tại Vĩnh Long.

Trong đó, 30ha sản xuất con giống và 70ha sản xuất cá tra thương phẩm. Nếu tính về chi phí sản xuất thì việc áp dụng “chuẩn VietGAP” không cao hơn so với bình thường là mấy.

Tuy nhiên, cái khó đối với DN hiện nay là chưa thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của nhiều thị trường bằng tiêu chuẩn VietGAP. “Nhưng, sản xuất sạch, an toàn là xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới.

Theo đó, việc thực hiện “chuẩn VietGAP” là điều cần thiết để dần thay đổi tập quán sản xuất, suy nghĩ của nông dân cũng như DN về sản xuất bền vững”, ông Thành khẳng định.

Trong khi DN có thừa khả năng áp dụng“chuẩn VietGAP” trong nuôi trồng, chế biến cá tra, thì đây lại là trở lực đối với nông dân, bởi việc chuyển đổi từ nuôi cá đơn thuần sang nuôi theo “chuẩn VietGAP” không phải dễ, do cơ sở vật chất, như: ao nuôi, hầm xử lý nước thải, tập quán sản xuất... của người dân đã được xây dựng từ nhiều năm trước, nên khi xây dựng lại theo chuẩn VietGAP sẽ tốn kém nhiều.

Vậy nên, khi tiêu “chuẩn VietGAP” được thông qua vào năm ngoái, nhiều nông dân không đủ vốn để cải tạo hệ thống ao nuôi phát triển theo chuẩn này, dẫn đến tình trạng phát triển sản xuất cá tra theo “chuẩn VietGAP” trong nông dân còn rất bấp bênh và chưa được nhiều người hưởng ứng.

Trước thực tế cá tra “chuẩn VietGAP” đang khó tìm đầu ra, ThS. Lý lại cho biết, kỳ vọng mức giá cao cho cá tra “chuẩn VietGAP” sẽ không là chuyện quá khó nếu biết chấp nhận trải qua quá trình xây dựng thương hiệu.

Đồng thời, các cơ quan chức năng phải hình thành cho được chuỗi giá trị gia tăng như nhà hàng, siêu thị... tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu sản phẩm VietGAP.

Từ đó, DN mới có cơ sở cam kết thu mua sản phẩm cá tra “chuẩn VietGAP” của nông dân với mức giá cao, thúc đẩy nông dân tuân thủ những tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra như VietGAP, GlobalGAP.

Đăng ngày 23/08/2012
HẢI ANH
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 13:30 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:30 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 13:30 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 13:30 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 13:30 20/12/2024
Some text some message..