Các Bộ, ngành cùng đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đã nắm được tình hình của các doanh nghiệp thủy sản và đang tháo gỡ khó khăn.

chế biến cá tra
Chuỗi giá trị thủy sản chỉ bền vững khi các mắt xích tương đối đồng bộ.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các doanh nghiệp chế biến hạn chế hoạt động đang là một trong những mắt xích quan trọng trong cả chuỗi, do vậy, các đối tượng thủy sản đến kỳ thu hoạch nhưng chưa thu hoạch được. Trước bối cảnh đó, Bộ Nông nghiệp đã có kiến nghị với Bộ Công Thương giảm tiền điện và việc này đã được thực hiện nhưng đối tượng, tỷ lệ giảm còn hạn chế.

Về việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đang đề nghị hàng hoạt chính sách hỗ trợ, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, điều này cũng đã được Chính phủ ghi nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành đang từng bước giải quyết. Nhưng, nếu không giải quyết đồng bộ, nhanh chóng thì nguồn nhân lực cho các nhà máy hoạt động trở lại đang là bài toán và việc bắt đầu vụ sản xuất mới cũng khó khăn.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho biết, sau 4 tuần áp dụng “3 tại chỗ”, tỉnh Sóc Trăng vận dụng thực thi Chỉ thị 16/CT-TTg theo cách riêng, lấy xã, phường làm phòng tuyến chống dịch. Xã phường còn an toàn (vùng xanh) có thể đi lại tham gia sản xuất và hàng hoá lưu thông. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động trở lại trạng thái khá bình thường. Hiện nay, công ty đã đạt khoảng 80% công suất so với trước dịch.

Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp là vấn đề y tế nội bộ phòng chống dịch và thiếu lao động. Bên cạnh đó, rủi ro dịch bệnh không nhỏ nên 3 ngày công ty phải kiểm tầm soát PCR cho 20% lao động. Công ty phải đang thông báo tuyển thêm để bù đắp lao động thiếu.

chế biến tôm
Chuỗi giá trị thủy sản cần có sự đồng hành của nhiều bộ, ngành để vượt qua khó khăn.

Một doanh nghiệp chế biến cá tra lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (xin dấu tên) cho biết, do tác động của dịch COVID-19, doanh nghiệp duy trì sản xuất được khoảng từ 20-30%. Mô hình “3 tại chỗ” đang được doanh nghiệp duy trì tốt. Tuy nhiên, nhiều địa phương cũng lo ngại dịch bệnh nên dù doanh nghiệp hoạt động “3 tại chỗ” tốt cũng không cho hoạt động nhiều.

Nguyên liệu cá tra của doanh nghiệp đa số tự cung tự cấp và liên kết nên đang được đảm bảo tiêu thụ hết. Do đó, việc tái đầu tư cho nuôi trồng vẫn đảm bảo tốt. Hiện một số địa phương vẫn có những áp dụng những chính sách riêng nên doanh nghiệp vẫn khăn trong lưu thông. Doanh nghiệp mong muốn các địa phương, cơ quan chức năng tạo điều kiện ổn định sản xuất, quan trọng nhất là nguồn lực, giao thông thông thoáng hơn.

Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, lãi suất, tiền điện… nhưng doanh nghiệp mong muốn, Nhà nước cùng đồng hành với doanh nghiệp tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tình trạng hiện nay để ổn định sản xuất trở lại.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, việc tăng dư nợ cho vay cho các doanh nghiệp đủ năng lực hoạt động để mua trữ cho các trang trại, nông dân chưa được xúc tiến mạnh mẽ. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần xem xét xây dựng gói tín dụng đặc biệt cho ngành nông nghiệp. Đồng thời, có chính sách tín dụng hỗ trợ cho người sản xuất chịu ảnh hưởng của dịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính: duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh xem xét các đơn xin vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay.

Thứ trưởng cũng đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022; giảm thuế bảo vệ môi trường. Cùng đó, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; giảm tiền thuê đất của năm 2021-2022 cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Bộ Giao thông vận tải cũng cần có biện pháp tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa. Xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để duy trì sản xuất, xuất khẩu trong thời điểm hiện nay.

Theo Bích Hồng (2021), Đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản, Báo Tin tức, Kinh tế, 31/8/2021

Đăng ngày 01/09/2021
Hoài An @hoai-an
Doanh nghiệp

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Khám phá điều thú vị cùng Tép tại Vietshrimp 2024

Vietshrimp 2024, triển lãm quốc tế chuyên ngành tôm lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho quý khách hàng. Hãy cùng nhà Tép khám phá những điểm nổi bật của sự kiện này:

Vietshrimp 2024
• 12:34 21/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 05:44 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 05:44 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 05:44 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 05:44 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 05:44 29/03/2024