Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
Cá lóc là một loài thích hợp nuôi cảnh vì sự độc lạ và đẹp mắt của chúng. Ảnh: shopheo.com

Trong vòng 3 năm qua, thị trường cá lóc cảnh đã phát triển mạnh mẽ. Với đa dạng về loại cá, màu sắc và giá cả, từ các loại cá nội địa đến các loại nhập khẩu, đã mang lại nhiều sự lựa chọn cho người chơi tùy theo sở thích và điều kiện nuôi cá của họ. Hãy cùng điểm qua các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh mới bắt đầu tham gia. 

Cá lóc Nữ hoàng 

Cá lóc Nữ hoàng đang nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo người chơi cá cảnh. Với nguồn gốc tự nhiên ở lưu vực nước của sông Brahmaputra, chảy qua bang Assam và Arunachal Pradesh ở Bắc Ấn Độ.  

Với vẻ đẹp đặc trưng, cá lóc Nữ hoàng có các vệt hoặc mảng màu cam độc đáo trên cơ thể. Điều này làm cho bể cá trở nên sặc sỡ và hấp dẫn hơn. Để phân biệt giới tính, cần phải chờ cho đến khi cá trưởng thành. Con cái thường có đầu rộng hơn và bẹt hơn, trong khi con đực phát triển vây lưng rộng và có hoa văn bắt mắt hơn. 

Khi nuôi cá Lóc Nữ Hoàng, cần chuẩn bị một bể có kích thước tối thiểu là 150cm x 60cm. Để bảo đảm sức khỏe cho cá, hệ thống lọc nước trong bể là không thể thiếu. Cần thêm cây thủy sinh trong bể và đảm bảo có nắp bể để tránh việc cá nhảy ra ngoài. 

Chế độ ăn uống của loài cá này phong phú, từ ấu trùng, giun đất nhỏ đến tôm băm. Bên cạnh đó, cũng có thể cho chúng ăn thức ăn dạng cám. Vì tính hung hăng của chúng, cá lóc Nữ hoàng cần phải được nuôi một cách riêng biệt, không nên đặt trong bể cộng đồng. 

Cá lóc nữ hoàngCá lóc nữ hoàng. Ảnh: cacanhthaihoa.com

Cá lóc bông Thái 

Cá lóc bông Thái được biết đến với kích thước khổng lồ. Trong môi trường tự nhiên, chúng có thể phát triển đến kích thước khoảng 1m hoặc thậm chí còn lớn hơn. Nếu bạn quyết định nuôi cá lóc bông làm cảnh, điều quan trọng là phải chuẩn bị một hồ nuôi có kích thước rộng lớn để chúng có đủ không gian để bơi lội và tìm kiếm thức ăn. Đây cũng là loài cá cảnh có tính hung dữ, thường tấn công các con cá nhỏ hơn nó. 

Nhiệt độ nước lý tưởng để nuôi cá là từ 25 đến 30 độ C, với mức độ pH từ 6 đến 8. Trong bể nuôi, cần có nhiều nơi ẩn náu như cỏ cây, đá hoặc lũa ngập nước để đảm bảo cá có cảm giác an toàn. Thức ăn cho cá cần được điều chỉnh tùy theo kích thước của chúng. Cá non cần được cho ăn mỗi ngày một lần, trong khi cá trưởng thành thường chỉ cần ăn hai ngày một lần. 

Cá lóc bông là loài ăn tạp, vì vậy bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như giáp xác, côn trùng, động vật lưỡng cư và cả động vật nhỏ có vú. 

Tuổi thọ trung bình của cá lóc bông là từ 8 đến 10 năm. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên đến 12 năm. 

Cá lóc hoàng đế 

Cá lóc hoàng đế là một loài cá có nguồn gốc từ dòng sông Brahmaputra, chảy qua Ấn Độ và Băng La Đét. Với tính cách hung dữ, chúng sống ở vùng cận nhiệt đới và có khả năng săn mồi vô cùng nhanh nhẹn và dũng mãnh. Màu sắc độc đáo và độ quý hiếm của chúng đã khiến cho cá lóc hoàng đế trở thành một trong những loài cá có giá trị và đất nhất trên thế giới. 

Kích thước của cá lóc hoàng đế trưởng thành có thể lên tới 1m. Khi nuôi làm cảnh, kích thước này có thể không đạt được nhưng vẫn thuộc vào nhóm cá có kích thước lớn. Chúng được ưa thích bởi dáng bơi linh hoạt và độc đáo, được ví như vú nữ cung đình trong thời xa xưa, uyển chuyển như các loài cá rồng cao quý. 

Màu sắc chủ đạo trên cơ thể của cá là xanh xám hoặc xanh dương, thường có các chấm đen phân tán. Phần đuôi thường có màu đỏ cam nhạt, dễ phân biệt. Cá cũng có các vây bơi màu vàng cam với các chấm nhỏ. 

Môi trường lý tưởng để nuôi cá lóc hoàng đế là nhiệt độ nước từ 23 - 25 độ C. Nhiệt độ nước quá cao có thể gây stress cho cá. Trong bể nuôi, nên có các đá và lũa trang trí để tạo không gian ẩn náu và điều hòa pH. Cây thủy sinh như Lan nước, lưỡi mèo, thanh đản, cỏ ranong là lựa chọn phù hợp. Nền bể nên trải sạn suối hoặc gốm, không nên trải quá dày để tránh tích tụ chất độc. 

Về dinh dưỡng, cá lóc hoàng đế ưa thích ăn giun đất nhỏ, tôm băm, ấu trùng chironomid. Tuyệt đối không nên cho chúng ăn động vật có vú hoặc gia cầm để tránh tích tụ mỡ thừa và tổn thương nội tạng. 

Cá lóc hoàng đếCá lóc hoàng đế. Ảnh: microinfluencer

Cá lóc cầu vồng ngũ sắc 

Cá lóc cầu vồng ngũ sắc là một loài cá nước ngọt xuất xứ từ các khu vực Châu Á như Pakistan, Ấn Độ, Băng La Đét và Châu Phi. Đặc điểm ngoại hình của chúng rất đặc biệt, trên thân của cá có những sọc đen chạy dọc hai bên. Đôi mắt của chúng có màu đỏ, và phần dưới của thân có màu cam, tạo nên sự tương phản với màu ghi của phần trên. Cá có thân hình dài và một cái miệng trang bị rất nhiều chiếc răng sắc nhọn. 

Khi chăm sóc cá lóc cầu vồng, cần duy trì mức pH lý tưởng từ 6.0 - 7.5 và nhiệt độ nước từ 20 - 28 độ C. Chúng rất nhạy cảm và dễ chết khi gặp thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc khi môi trường quá bẩn. 

Bể cá phù hợp cho cá này cần có dung tích tối thiểu là 200L và nên có các loại nền như sỏi, sạn suối, lưới che chắn và các cấu trúc gỗ để cá có không gian ẩn nấp và bơi lội thoải mái. 

Thức ăn cho cá cũng không quá phức tạp, có thể là thức ăn tươi sống, viên và dạng khô. Với điều kiện chăm sóc tốt, tuổi thọ trung bình của chúng có thể từ 10 - 15 năm. 

Cá lóc tiểu hoàng đế 

Cá lóc tiểu hoàng đế, còn được biết là cá Muối tiêu vây xanh, một dòng cá nhỏ hơn rất nhiều so với cá lóc hoàng đế. Kích thước tối đa khi trưởng thành chỉ khoảng 29cm. Phần lớn cơ thể cá có màu chủ đạo là xanh hoặc xanh dương, với nhiều chấm nhỏ màu đen trên thân. Vây đuôi, vây lưng và vây bụng thường có màu xanh đẹp mắt. 

Mặc dù là loài cá nhập khẩu, nhưng cá lóc tiểu hoàng đế lại phù hợp khá tốt với điều kiện thời tiết tại Việt Nam. Để tạo ra một môi trường sống lý tưởng cho cá, bạn cần một bể chứa có kích thước tối thiểu là 40cm. Trong bể, cần bố trí các loại nền như sỏi, sạn suối, lưới che chắn, thanh gỗ lũa, cùng với việc bổ sung các loại cây thủy sinh như thủy cúc, rong, lan nước, và các loại cây khác. 

Cá lóc tiểu hoàng đếCá lóc tiểu hoàng đế. Ảnh: mho.vn

Cá lóc tiểu hoàng đế thích sống trong môi trường nước có nhiệt độ từ 22 - 28 độ C. Do đó, nếu bạn nuôi cá trong mùa hè ở miền Bắc, cần trang bị một chiếc quạt làm mát để giữ nhiệt độ ổn định cho bể cá. 

Thức ăn ưa thích của cá lóc tiểu hoàng đế bao gồm tôm, tép, cá nhỏ, trùn chỉ, sâu, châu chấu, và cũng có thể là các loại thức ăn tổng hợp. Trung bình mỗi ngày, bạn nên cho cá ăn từ 1 đến 2 lần và tránh để lại quá nhiều thức ăn dư thừa, để không làm ô nhiễm nguồn nước. 

Đăng ngày 29/03/2024
Phan Tấn Đạt @phan-tan-dat
Tổng hợp

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 09:58 26/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:30 23/04/2024

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 15:44 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 15:44 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 15:44 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 15:44 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 15:44 27/04/2024