Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
Cục Thủy sản cho biết, giá mua cá tra nguyên liệu trong 11 tháng đầu năm 2024 duy trì ở mức 26.000-27.000 đồng/kg. Ảnh: ST

Kết quả năm 2024

Cục Thủy sản cho biết, giá mua cá tra nguyên liệu trong 11 tháng đầu năm 2024 duy trì ở mức 26.000-27.000 đồng/kg. Theo đó, người nuôi khó có lợi nhuận vì giá thức ăn cho cá, nhiên liệu và chi phí nhân công trong năm 2024 đều tăng.

Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Giá xuất khẩu cá tra phi lê biến động phụ thuộc theo thị trường và thời điểm, trung bình dao động từ 2.000 - 3.500 USD/tấn. Nhìn chung, các doanh nghiệp có nhiều khó khăn.

Chuỗi nuôi cá tra, theo báo cáo của các địa phương. Về giống, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ Chương trình giống 2016- 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu). Như thế, cá bố mẹ tham gia sinh sản có nguồn gốc từ cá được chọn lọc nâng cao chất lượng di truyền chỉ chiếm 25%.

Đến hết tháng 10/2024, sản lượng cá bột 25,95 tỷ con; cá giống 3,9 tỷ con. Giá cá tra giống cỡ 30 con/kg trung bình năm 2024 dao động 24.000-33.000 đồng/kg. Ba tháng đầu năm, giá dao động mức 34.000 - 39.000 đồng/kg, từ 2 tuần cuối tháng 4/2024 đến nay giá giảm dần và duy trì ở mức 24.000 - 30.000 đồng/kg, khó có lời nên nhiều cơ sở sản xuất giống đã ngừng hoạt động.

Kết quả nuôi thương phẩm, cũng theo các địa phương, tổng diện tích thả nuôi trong năm 2024 ước 5.370 ha (bằng 95% năm 2023). Diện tích thả nuôi mới mỗi năm trong giai đoạn 2020-2024 khá ổn định, duy trì mức 5.200-5.800 ha (năm 2020 do đại dịch Covid 19 nên giảm đáng kể). Sản lượng thu hoạch năm 2024 ước 1,67 triệu tấn, bằng 99% năm 2023.

Dự báo và mục tiêu, giải pháp năm 2025

Biến đổi khí hậu cùng với sự thay đổi về lũ thượng nguồn ảnh hưởng tới lượng nước ngọt trên sông Mê Kông và xâm nhập mặn ở ĐBSCL có thể sẽ tác động đến hoạt động nuôi cá tra. Thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí nuôi cá tra. Nguồn cung bột cá, dầu cá - nguyên liệu chính sản xuất thức ăn hiện có xu hướng giảm cùng với các quy định về đánh bắt bất hợp pháp ngày càng chặt chẽ khiến việc lệ thuộc vào nguồn cung này trở nên không bền vững.

Cá tra fileSản lượng cá tra thu hoạch năm 2024 ước 1,67 triệu tấn, bằng 99% năm 2023. Ảnh: ST

Các quốc gia Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc đang mở rộng diện tích nuôi cá tra và chế biến các sản phẩm thủy sản tương tự. Mặc dù chất lượng sản phẩm có thể chưa đồng đều như Việt Nam, nhưng với chiến lược tiếp cận thị trường tốt, họ đang từng bước chiếm lĩnh một vài thị trường với giá phù hợp phân khúc thị trường mà họ hướng tới. Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trong việc duy trì và mở rộng thị phần, đặc biệt tại các thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản và GCC.

Cục Thủy sản đặt mục tiêu cho ngành cá tra năm 2025, sản lượng đạt 1,65 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD. Để đạt được, cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm. Trước hết, về giống tiếp tục các chương trình chọn lọc, nâng cao chất lượng giống cá tra, đặc biệt đối với các tính trạng về chịu mặn, kháng bệnh nhằm cung cấp con giống khỏe, thích nghi với điều kiện khí hậu thay đổi và cải thiện khả năng chống lại bệnh tật.

Quan tâm nghiên cứu và từng bước thay thế bột cá, dầu cá trong sản xuất thức ăn bằng nhiều loại nguyên liệu thay thế có nguồn gốc thực vật, côn trùng, vi tảo, protein vi sinh vật, rong biển có tiềm năng trong tương lai, góp phần giảm dần sự phụ thuộc vào bột cá, cá tạp cũng như cân bằng các axit amin thiết yếu và axit béo trong khẩu phần. Hiện nay, nhiều nhà máy đã, đang sản xuất bột cá bằng cách tái chế các phụ phẩm chế biến, tuy nhiên, không được sử dụng bột cá này làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá tra.

Thí điểm áp dụng công nghệ RAS trong các trại sản xuất, ương dưỡng giống cá tra nhằm góp phần đảm bảo an toàn sinh học và nâng cao tỉ lệ sống. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra Việt Nam thông qua việc cải tiến công nghệ, kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ nuôi trồng đến chế biến và đạt các chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm, khí nhà kính, an toàn môi trường.

Đăng ngày 21/11/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 10:54 20/12/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 14:03 17/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 09:54 11/12/2024

Tôm giống còn nhiều tồn tại và giải pháp khắc phục

Ngày 31/10/2024, báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, hoạt động sản xuất tôm giống còn nhiều tồn tại, cần các giải pháp khắc phục trong những tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025 để đạt mục tiêu đủ tôm giống tăng trưởng nhanh, chống chịu với điều kiện môi trường và sạch bệnh/kháng bệnh.

Tôm giống
• 11:17 09/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 17:07 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 17:07 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 17:07 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:07 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 17:07 22/12/2024
Some text some message..