Các nhà máy vẫn cần nguồn tôm nguyên liệu

Trong lúc có thông tin thị trường nông sản bị ngưng trệ vì dịch Covid-19, ngành hàng tôm lại không nằm trong tình trạng này, mặc dù có chậm giao hàng, bị huỷ đơn hàng.

chế biến tôm
Mặc dù có bị chậm đơn, hủy đơn nhưng các nhà máy vẫn cần nguồn tôm nguyên liệu.

Minh chứng cho vấn đề này là việc hàng loạt các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở Cà Mau không giảm nhân công, không cắt giảm ca làm, không giảm công suất hoạt động. Ngược lại, các nhà máy lại lo thiếu nguồn cung ứng tôm nguyên liệu trong thời gian tới.

Giữ vững thị trường

Những tin đồn thất thiệt về cấm xe, dừng xuất khẩu thuỷ sản đi châu Âu, Nhật, Mỹ; không bán được hàng,… làm cho thời gian qua người nuôi tôm sợ lỗ không dám tái đầu tư.

Tuy nhiên, Tổng giám đốc Nhà máy Công ty cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú (Công ty Minh Phú) Phường 8, TP Cà Mau Lê Văn Điệp chia sẻ, giá bán tôm hiện nay tuy giảm hơn so với trước nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp ngưng thu mua; trong khi thông tin của doanh nghiệp đến người dân rất khó.

Những tháng đầu năm 2020, thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam chịu tác động mạnh của dịch Covid-19. Đặc biệt, từ đầu tháng 3/2020, khi dịch bệnh lan rộng gây hậu quả nghiêm trọng tại châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đã làm tăng khó khăn cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhất là các sản phẩm thuỷ sản tươi sống.

Để ứng phó với tình hình này, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp nỗ lực không ngừng tổ chức sản xuất theo diễn biến dịch bệnh đối với thị trường xuất, nhập khẩu truyền thống và tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới cho sản phẩm thuỷ sản.

Giám đốc nhân sự Công ty Minh Phú Phan Văn Tâm cho biết: “Công ty không vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà giảm nhân công làm việc. Ngược lại, Ban Giám đốc công ty luôn quán triệt các giải pháp phòng dịch an toàn để đảm bảo nhân sự hơn 6.300 công nhân của nhà máy”.

Về hoạt động xuất khẩu của công ty, ông Lê Văn Điệp cho hay, tuy 3 tháng đầu năm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu của nhà máy sụt giảm 20% so với cùng kỳ năm trước; khách hàng huỷ đơn hàng khoảng 10% và lượng lớn kéo giãn thời gian giao nhận hàng, song, công ty vẫn thu mua tôm nguyên liệu trên địa bàn ổn định như trước đây.

Kho hàng của công ty với sức chứa 2.000 tấn nguyên liệu sau chế biến đến nay đã đầy, công ty còn phải liên kết với nhiều công ty khác để hợp đồng lưu kho lạnh nhằm giữ vững và ổn định lượng hàng hoá theo đơn hàng và cung ứng khách hàng khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Cùng một quyết tâm không để hàng hoá khan hiếm sau dịch và ứ đọng trong mùa dịch, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến và dịch vụ thuỷ sản Cà Mau (CASES) Lê Quang Khánh cho biết: Đơn vị đã chủ động phương pháp làm việc với khách hàng. Chủ yếu là ứng dụng công nghệ thông tin, làm việc qua môi trường mạng, qua điện thoại. Khi cần thiết, khách hàng đến kiểm tra hàng hoá thì phải đảm bảo các quy định bảo hộ, quy định phòng, chống dịch an toàn.

Cũng như các đơn vị khác, CASES cũng bị đối tác huỷ đơn hàng, hoãn thời gian giao hàng khoảng 20% sản lượng, tương đương 1.000 tấn, nhưng đơn vị vẫn tiếp tục sản xuất nhằm đảm bảo cung ứng 80% lượng khách hàng còn lại và dự trù tình huống khan hàng, hút hàng thời gian tới.

Theo số liệu thống kê của các tỉnh ĐBSCL, ước trong quý I diện tích tôm (sú và thẻ) thả nuôi mới chỉ đạt 425.215 ha (bằng 85% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu là nuôi tôm quảng canh. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ 2 tháng đầu năm đạt 383,391 triệu USD (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019).

Ở Cà Mau, tuy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng không vì thế mà sản lượng khai thác và nuôi thuỷ sản của tỉnh giảm. Ước tính đến hết quý I/2020, sản lượng thuỷ sản của tỉnh đạt 146.500 tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, sản lượng tôm nuôi đạt 88.000 tấn, tăng 1,2%. Bên cạnh đó, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh cũng tăng 19,7%; diện tích nuôi quảng canh cải tiến tăng 7,1%.

Ổn định việc làm cho công nhân

Trưởng phòng quản lý chất lượng Công ty TNHH Quang Bình (thị trấn Sông Đốc), ông Lê Trung An cho biết: Công ty không cắt giảm công nhân mà chia theo ca làm để đảm bảo khoảng cách an toàn cho công nhân ở xưởng theo quy định phòng, chống dịch bệnh.

Ngoài ra, công ty còn quán triệt công nhân phải tuân thủ nghiêm giờ tan ca về gia đình trong việc hạn chế tiếp xúc, tập trung đông người. Hiện, công ty vẫn đảm bảo giờ làm, thu nhập ổn định cho công nhân của công ty.

Phó tổng giám đốc CASES Lê Quang Khánh khẳng định: “Công ty đã thống nhất các phương án phòng, chống dịch cho toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động. Với hơn 3.000 công nhân, chúng tôi quy định nghiêm túc giờ làm, giờ ăn, giờ về và ban hành quy chế kiểm tra chéo lẫn nhau”.

Ở khu nhà ăn của CASES, thay vì bố trí 2 buổi ăn như trước nay, giờ công ty kéo giãn giờ làm, chia thêm ca nên giờ ăn cũng chia thành 4 ca để giữ đúng khoảng cách khi ăn của công nhân và cán bộ nhân viên nhà máy.

Tổng giám đốc Nhà máy Công ty Minh Phú Lê Văn Điệp cho biết thêm: Hiện lượng lao động làm ngoài tỉnh trở về Cà Mau rất đông, đó là nguồn nhân lực dồi dào cho công ty trong thời gian tới. Song, vì lý do an toàn nên công ty chưa thông báo tuyển dụng. Nếu dịch bệnh được kiểm soát, công ty sẽ tính đến phương án tăng công nhân, nâng công suất nhà máy để đảm bảo cung ứng hàng hoá ra thị trường.

Theo nhiều lãnh đạo công ty thuỷ sản ở Cà Mau, tuy dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ ở các nước đang bị dịch bệnh nặng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản…, song lượng hàng hoá cung ứng (tôm) vẫn cần xuất hàng khi đường vận chuyển hàng hoá giao thương giữa các quốc gia này hoạt động trở lại. Bởi, trong thời gian phòng chống dịch, nhu cầu tiêu dùng của người dân sở tại vẫn tăng, nhất là các mặt hàng tôm chế biến loại vừa và nhỏ xuất bán ở các siêu thị.

Trong chuyến làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa qua, lãnh đạo các Công ty Quang Bình, Minh Phú, CASES… đều kiến nghị tỉnh cần có chủ trương và hoạch định nuôi, khai thác thuỷ sản của tỉnh để đảm bảo nguồn tôm nguyên liệu cung ứng trong và sau dịch bệnh.

“Tình hình kiểm soát và khống chế dịch Covid-19 ở Trung Quốc, Hàn Quốc đã có kết quả tích cực, các nước khác cũng đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Do đó, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thuỷ sản, đặc biệt là tôm theo dự báo sẽ tăng mạnh sau khi các nước khôi phục hoạt động sản xuất như trước khi có dịch”, ông Lê Quang Khánh nhận định.

“Chúng tôi đảm bảo và cam kết sẽ mua toàn bộ tôm nguyên liệu trong bà con nông dân dù dịch bệnh đang diễn ra”, ông Lê Văn Điệp khẳng định.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 22/04/2020
Phong Phú
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:37 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:37 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:37 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 10:37 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 10:37 01/12/2024
Some text some message..