Cách chế biến 5 loại cá giàu DHA và EPA mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng

Không chỉ cá biển, một số loại cá nước ngọt cũng rất giàu chất DHA và EPA tốt cho sự phát triển của não bộ.

dinh dưỡng cá
DHA và EPA có trong cá rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Ảnh minh họa

Bất cứ ai quan tâm đến kiến ​​thức dinh dưỡng hẳn đều từng nghe qua rằng cá và các sản phẩm thủy sản khác có chứa những thành phần như DHA và EPA, rất tốt cho trí não và thể chất. Nhưng nhiều người lại hiểu lầm, nghĩ rằng chỉ có cá biển (cá nước mặn) chứa hai chất dinh dưỡng quan trọng này còn cá nước ngọt thì không, thực tế không phải vậy.

DHA và EPA là gì? Lợi ích ra sao?

Tên đầy đủ của EPA là axit eicosapentaenoic, và DHA là axit docosahexaenoic, chúng là hai loại axit béo không bão hòa đa omega-3. DHA và EPA là thành phần quan trọng của màng sinh học trong cơ thể chúng ta, đồng thời cũng là tiền chất chính của một số hormone, có chức năng hạ lipid máu, cải thiện tuần hoàn máu, ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế mảng xơ vữa động mạch và huyết khối ở người lớn.

Hai chất này còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng EPA và DHA đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh khác. Riêng DHA là dưỡng chất không thể thiếu cho sự phát triển thị giác và trí não của trẻ sơ sinh. 

DHA và EPA tốt như vậy nhưng chúng ta không thể tự tổng hợp được, axit linolenic tuy có thể chuyển hóa thành EPA và DHA trong cơ thể nhưng hiệu quả chuyển hóa khá thấp. Vì vậy, cách tốt hơn để bổ sung là ăn trực tiếp. Cá và các sản phẩm thủy sản là cách tốt nhất để bổ sung EPA và DHA. 

Theo khuyến nghị chung của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cũng như Tổ chức Y tế thế giới (WHO):

- Nam giới trưởng thành và phụ nữ không mang thai hoặc đang cho con bú nên bổ sung 250mg EPA + DHA mỗi ngày.

- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, bổ sung 300mg EPA + DHA mỗi ngày, trong đó ít nhất 200mg là DHA .

DHA và EPA không chỉ có trong cá biển

Trên thực tế, cả cá biển và cá nước ngọt đều chứa EPA và DHA. Giống như chúng ta, cá không thể tự tổng hợp EPA và DHA mà chủ yếu dựa vào việc ăn chúng. Cụ thể, chúng ăn các loại tảo có chứa EPA và DHA, được chuyển hóa thành chất béo của chính mình.

EPA và DHA là các axit béo nên những loại cá giàu chất béo có khả năng chứa nhiều DHA và EPA hơn. Hàm lượng DHA và EPA trong cá biển thường cao hơn so với cá nước ngọt, điều này cũng liên quan đến thực tế là hầu hết chất béo trong cá biển đều cao. Nhưng nó không có nghĩa là bạn không thể bổ sung hai chất dinh dưỡng này bằng cách ăn cá nước ngọt.

Nên dùng kết hợp cả cá nước mặn và nước ngọt. Dưới đây là những loại cá nước ngọt và cá nước mặn giàu EPA và DHA, bạn có thể bổ sung hàng ngày. 

dinh dưỡng

Lưu ý khi chế biến cá để không mất đi dinh dưỡng quan trọng

Phương pháp nấu ăn cũng rất quan trọng để bảo toàn dinh dưỡng có trong cá.

Nên ăn cá nướng: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các vitamin, khoáng chất, EPA và DHA của cá nướng được bảo quản tốt hơn. Nhưng lưu ý cá nướng ở đây là nướng không dầu, không chạm vào lửa để tránh nhiệt độ quá cao.

Nên ăn cá hấp: Hấp là phương pháp nấu cá được khuyến khích nhất. Dầu ăn để hấp cá ít được sử dụng, giữ lại nhiều chất unami hơn, EPA và DHA cũng được giữ lại tốt, không dễ làm mất chất dinh dưỡng hòa tan trong nước như khi nấu canh. Tuy nhiên, thời gian hấp cũng cần được kiểm soát, nghiên cứu cho thấy sau khi hấp hơn 30 phút, EPA và DHA bắt đầu mất dần.

Không ăn cá chiên/rán: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện cá chiên có thể làm mất đi một lượng lớn axit béo omega-3 bao gồm EPA và DHA. Đồng thời, một số lượng lớn axit béo không bão hòa đa trong cá bị oxy hóa ở nhiệt độ cao, tạo ra các chất có hại và cũng có thể tạo ra axit béo chuyển hóa. Do đó, chiên rán không phải là cách tốt để nấu cá.

Không ăn cá muối: Cá muối kiểu Trung Quốc đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê vào cùng một loại với các chất gây ung thư nhóm 1 vào năm 2012. Để tốt cho sức khỏe, nên ăn loại cá này càng ít càng tốt.

Báo Thời đại plus
Đăng ngày 09/02/2022
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:04 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:04 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:04 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:04 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:04 26/11/2024
Some text some message..