Cách nhận biết cá nuôi bằng nước thải

Cá nuôi bằng nước thải, nước bẩn dễ nhiễm độc bởi hóa chất, kim loại nặng. Bạn có thể nhận ra loại cá này bằng mắt thường.

nhận biết cá nuôi

Cá nuôi bằng nước thải, nước bẩn dễ nhiễm độc bởi hóa chất, kim loại nặng. Bạn có thể nhận ra loại cá này bằng mắt thường.

Theo các chuyên gia thủy sản, cá nuôi bằng nước thải hay nguồn nước bẩn như ao hồ tù đọng, khu nước thải công nghiệp có thể nhiễm độc bởi các hóa chất, kim loại nặng… từ đó tích lũy trong cơ thể người ăn và gây nhiễm độc. Bằng cảm quan có thể phát hiện thông qua hình dáng cá. Đồng thời, lời khuyên dành cho bà nội trợ là nên rút ngắn thời gian bảo quản cá trong ngăn đá tủ lạnh. 

Cá nước bẩn màu đen, môi trề

Các nghiên cứu, khảo sát của ThS Ngô Sỹ Vân, chuyên gia thủy sản thuộc Phòng Nguồn lợi và Khai thác nội địa, Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản 1 cho thấy, cá hiện nay có hai nguồn nhiễm độc chính là nhiễm độc dư lượng kháng sinh trong quá trình nuôi trồng và nhiễm độc hóa chất, kim loại nặng từ môi trường nước. Loại nhiễm độc dư lượng kháng sinh chủ yếu xảy ra với các loài cá ở miền Nam do nuôi ở các ao đầm và cho ăn các thức ăn công nghiệp. Từ đó kháng sinh có trong thức ăn hoặc trong các loại thuốc dùng để chống nhiễm khuẩn, chữa bệnh cá hay gặp như nấm... 

Còn nhiễm độc do môi trường nước thường xảy ra với cá sống trong môi trường tự nhiên hay cá nuôi ao tù nước đọng của người dân. Bởi tình trạng nguồn nước thải, sử dụng hóa chất bừa bãi của người dân chưa được kiểm soát từ đó ngấm vào cơ thể cũng như qua nguồn thức ăn. 

“Khi cá ăn kháng sinh hay hóa chất thường sẽ phân hủy một phần ra ngoài còn lại sẽ giữ lại trong cơ thể. Thời gian bán hủy phải từ 15 ngày trở lên. Nếu chưa phân hủy hết thì người ăn vào cũng sẽ tích lũy một phần chất độc trên gây ảnh hưởng sức khoẻ về lâu dài. Tuy nhiên, để biết rõ nhiễm độc kháng sinh hay hóa chất cần phải thông qua các máy móc thiết bị phân tích”, ThS Ngô Sỹ Vân cho hay. 

Nhưng ở góc độ khác, vị chuyên gia này cho biết thêm, có thể phát hiện ra cá nuôi bằng nước thải, nước bẩn thông qua màu sắc cá và môi. Điều này giúp chúng ta suy luận rằng, ở môi trường nước bẩn cá có nguy cơ nhiễm độc như kim loại nặng như asen, thuốc trừ sâu... 

Đó là, cá nuôi bằng nước bẩn sẽ có màu đen, bóng hơn cá nuôi nước sạch. Bởi màu sắc cá biến đổi theo nguyên lý phản ứng với môi trường sống. Ngoài ra, cá nước bẩn có môi dài và trề ra hơn do môi trường nước bẩn thiếu oxy, cá phải ngoi lên trên mặt nước để thở. Ví dụ, cá trắm nuôi sẽ có môi ngắn và không bị trề bằng cá sống ở đồng hay mương nước bẩn. 

Cá bị mủn do bảo quản ngăn đá lâu  

Trước thực tế nhiều gia đình mua cá làm sạch, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh cất ăn dần, ThS Ngô Sỹ Vân cho rằng, điều này là không nên. Nên ăn cá tươi và hạn chế bảo quản cá lâu trong ngăn đá tủ lạnh. Bởi cá tươi sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, lipit cũng như các vi chất, đa lượng. Đặc biệt, bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá dưới 300C vẫn khiến cá bị tách nước và phân hủy, do đó sẽ kém chất dinh dưỡng, không ngon. 

“Dưới nhiệt độ đông đá, các thành phần nước sẽ bị phân hủy, kèm theo đó vi khuẩn trong cá không bị chết đi mà sẽ biến đổi nên cá sẽ giảm độ tươi ngon, ăn kém thơm. Sau 2 – 3 ngày cá sẽ bị hỏng, nhất là thối ruột. Nhiệt độ tốt để bảo quản cá là từ -150C đến – 300C. Tuy nhiên, nếu bảo quản cá lâu trong nhiệt độ sâu vẫn phân hủy. Nhiệt độ lạnh làm cá mất nước, đồng thời các thành phần vi lượng và đa lượng vẫn xảy ra các tác động khoa học khiến cá không ngon, dễ bị mủn khi chế biến, thậm chí biến đổi chất một cách không kiểm soát gây ảnh hưởng sức khoẻ”, ThS Ngô Sỹ Vân nhấn mạnh. 

“Không bảo quản cá trong ngăn mát quá 2 ngày khi chưa làm vẩy, mổ ruột. Chỉ nên bảo quản cá trong ngăn đá với nhiệt độ lạnh sâu không quá một tuần. Cá đã rã đông không cho lại vào ngăn đá để bảo quản…”.Ths Ngô Sỹ Vân

Kiến Thức/Vietbao, 31/08/2015
Đăng ngày 01/09/2015
Vân Đài
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:13 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:13 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:13 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:13 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:13 27/11/2024
Some text some message..