Cái Nước - Cà Mau: Hướng tới phát triển vùng nuôi tôm siêu thâm canh tập trung 500ha

Năm qua, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ở huyện Cái Nước phát triển mạnh, mở ra hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trên cùng diện tích.

nuoi tom sieu tham canh
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại xã Tân Hưng.

Thông qua hình thức nuôi lót bạt hai giai đoạn theo công nghệ Biofloc, năm 2017, mô hình nuôi tôm siêu thâm canhđược nông dân huyện thực hiện với tỷ lệ nuôi thành công đạt 85 - 90%, số còn lại phần lớn huề vốn, không có tình trạng thất trắng. Năng suất tôm nuôi bình quân từ 30 - 45 tấn/ha; cá biệt có hộ đạt năng suất 50 tấn/ha. Điển hình như hộ ông Hồ Văn Khen, ấp Tân Hòa, thành viên HTX nuôi tôm năng suất cao xã Tân Hưng, với diện tích đầm nuôi 1.800m2, mật độ tôm nuôi 250 con/m2, thời gian nuôi 83 ngày, tôm đạt trọng lượng 52 con/kg, sản lượng thu hoạch hơn 9 tấn, lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Ưu điểm của mô hình nuôi tôm siêu thâm canhlà không đòi hỏi diện tích lớn, nhưng có thể nuôi được với mật độ cao, thời gian nuôi ngắn, thuận tiện trong khâu quản lý và kiểm soát dịch bệnh, năng suất đạt cao. Vì thế, hiện nay nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp đang chuyển dần sang thực hiện mô hình siêu thâm canh. Trong quá trình chuyển đổi này, việc phát triển mô hình đã bộc lộ những hạn chế, đó là tình trạng xả thải không qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn cho nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Vì vậy, huyện Cái Nước đã và đang tăng cường công tác quản lý đối với việc phát triển mô hình này.

Ông Nguyễn Trúc Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện: Phòng tham mưu UBND huyện điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất theo Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, mục tiêu đến năm 2020 phát triển vùng nuôi tôm siêu thâm canhtập trung với diện tích 500ha. Trước mắt, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nhân dân khắc phục những hạn chế, tuân thủ nghiêm quy trình nuôi theo quy định. Hộ nuôi phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lưới điện, hệ thống xử lý nước thải, chất thải để bảo vệ môi trường. Kiên quyết xử lý, cấm không cho nuôi hoặc áp dụng chế tài xử phạt hành chính đối với hộ không đảm bảo các điều kiện cần thiết khi thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh, nhất là việc xử lý nước thải và chất thải.

Để thực hiện thắng lợi vụ mùa năm 2018, ngay trung tuần tháng 1 vừa qua, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh tổ chức Hội thảo Nuôi tôm năng suất cao cho trên 100 hộ nuôi tôm siêu thâm canhtrên địa bàn huyện. Theo kế hoạch, trong năm nay, huyện sẽ tổ chức các cuộc hội thảo và tập huấn chuyên sâu theo nhu cầu của các xã thị trấn, nhằm trang bị kiến thức kỹ thuật vững chắc cho hộ nuôi tôm; đồng thời tăng cường hợp tác với các công ty, doanh nghiệp trong chuỗi liên kết sản xuất, giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế thuỷ sản của huyện phát triển.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 22/02/2018
Tuấn Kiệt
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 05:55 28/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 05:55 28/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 05:55 28/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 05:55 28/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 05:55 28/11/2024
Some text some message..