Cải thiện tình trạng bọt khi chạy quạt cho ao tôm

Hàm lượng oxy trong ao là yếu tố then chốt quyết định thành công vụ nuôi. Trong nuôi tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng để đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì việc sử dụng quạt nước là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành quạt thường xuất hiện nhiều bọt nước trên mặt ao, gây nhiều lo ngại cho người nuôi.

Bọt ao tôm
Bọt trắng tạo ra do hoạt động quạt nước trong ao nuôi sạch thường không gây ảnh hưởng lên tôm. Ảnh: Tép Bạc

Nguyên nhân xuất hiện bọt

- Tảo nở hoa: Việc dư thừa chất hữu cơ, mất cân bằng Nitơ và Photpho, các loại tảo độc như tảo giáp, tảo đỏ,…phát triển mạnh và sản sinh nhiều chất độc gây nhớ nước ao, tạo váng bọt khó tan.

- Chất hữu cơ: Khi lượng chất thải hữu cơ tích tụ đáy ao nhiều, quá trình phân giải yếm khí xảy ra mạnh, khí độc sẽ gia tăng hình thành váng bọt trong ao.

- Vi sinh vật: Ao bị mất cân bằng dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật dạng sợi phát triển, sinh ra các hợp chất kỵ nước tạo thành váng bọt. Đồng thời, khi chết đi chúng sẽ phóng thích các chất bề mặt sinh học gây nhớt nước và làm gia tăng lượng bọt trong ao.

- Tác động cơ học: Sự khuếch tán của quạt tạo ra các dòng nước, gây cản trở và va chạm giữa các phân tử nước, điều này cũng có thể tạo ra bọt nước.

- Chất lơ lửng: Các chất lơ lửng hay lợn cợn trong ao làm nước bị nhớt, bị đục, dẫn đến sự hình thành váng bọt. 

Bọt trong ao có ảnh hưởng đến tôm?

Bọt nước xuất hiện trong ao có thể màu trắng, vàng nâu nhạt, xanh tùy thuộc vào tác nhân gây ra bọt. Trừ trường hợp bọt xuất hiện do việc sử dụng hóa chất có chất tạo bọt như chất tấy rửa, saponin, sau khi dùng BKC. Dưới đây là sự phân biệt một số loại bọt thường xuất hiện ở ao tôm trong quá trình chạy quạt sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về tình trạng ao nuôi của mình.

- Loại mau tan: Là loại bọt do các thiết bị sục khí tạo ra hoặc do hoạt động quạt nước hòa tan oxy vào nước tạo ra ngay trên dòng chảy và nhanh chóng tan ngay sau đó (hoặc các dãy bọt không kéo dài và di chuyển vòng vòng khắp ao). Chúng có màu trắng và thường rất mau tan, không gây ảnh hưởng cho ao tôm.

- Loại có màu, lâu tan: Thời gian tan của loại bọt này thường kéo dài rất lâu, chúng có màu đặc trưng là nâu, đen từ nhạt đến sậm. Có nhiều nguyên nhân tạo ra bọt này như sụp tảo đột ngột, cho ăn thừa, phân tôm nhiều…Sự tồn tại của loại bọt này phản ánh tình trạng chất lượng nước, môi trường sống của tôm đang kém dần.

Chúng gây nhiều bất lợi cho môi trường lẫn tôm nuôi, khiến tôm thiếu ôxy gây cản trở hô hấp, làm tôm kém ăn hay bỏ ăn, tôm còi cọc, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh,.. Bên cạnh đó, các váng bọt hình thành trên mặt ao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus có hại phát triển và lây truyền các bệnh trên tôm.

Bọt ao tômVáng bọt hình thành do ô nhiễm hữu cơ, đặc quánh ở phía cuối gió. 

- Bọt do dùng hóa chất: Thông thường các hóa chất sử dụng trong ao tôm luôn tạo ra bọt khi dùng. Ngoài tạo bọt, chúng cũng tạo ra sức căng bề mặt nước ao khác biệt tại thời điểm dùng và rất dễ quan sát thấy sự biến đổi trạng thái bề mặt nước.

Loại bọt này nhanh tan hay chậm tan tùy thuộc vào từng loại hóa chất sử dụng và liều lượng dùng. Tuy vậy, chúng cũng sẽ tan hết sau 1 – 2 giờ đồng hồ. Saponin cũng là hoạt chất tạo ra bọt khi sử dụng: Dùng saponin diệt tạp hoặc kích lột (không khuyến khích áp dụng) cũng tạo bọt, vì hoạt chất saponin có tính xà phòng.

Biện pháp quản lý

- Đặt nhá: Kiểm soát chặt chẽ việc cho ăn, giảm lượng thức ăn dư thừa.

- Thu hoạch phân tôm định kỳ: Ngăn chặn sự tích tụ quá mức của phân tôm dưới đáy ao, giảm bớt nguồn cung cấp chất hữu cơ cho vi sinh vật và hạn chế tạo bọt.

- Duy trì yếu tố môi trường: Ổn định mật độ tảo trong ao bằng cách duy trì các chỉ tiêu pH, độ kiềm ổn định.

- Thay nước: Loại bỏ chất thải bùn đáy ra khỏi ao bằng cách thay nước, hút bùn và xiphong đáy ao.

- Quản lý ao nuôi: Tiến hành gia cố kỹ bờ ao, ao nuôi phải có độ sâu phù hợp.

- Sử dụng chế phẩm sinh học: Các chủng vi khuẩn có lợi Bacillus spp. có khả năng phân hủy bùn đáy và chất hữu cơ dư thừa trong nước.

Đăng ngày 23/08/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:37 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:37 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:37 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:37 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 18:37 16/11/2024
Some text some message..