Cấm khai thác một số loài hải đặc sản trên vùng biển Bình Thuận

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận vừa có thông báo từ ngày 1/4/2017 đến hết ngày 31/7/2017 cấm tổ chức khai thác các loài hải đặc sản gồm: Sò lông, điệp, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa trên toàn vùng biển Bình Thuận.

Cấm khai thác một số loài hải đặc sản trên vùng biển Bình Thuận
Hình minh họa

Theo đó, trong thời gian cấm khai thác, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, tổ chức thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản cấm nêu trên, nhằm bảo vệ nguồn lợi hải đặc sản và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại vùng biển Bình Thuận.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao trách nhiệm cho Chi cục Thủy sản phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thị xã, thành phố và Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến ngư dân, các chủ phương tiện khai thác, các tụ điểm tập kết, thu mua, vận chuyển, chế biến và kinh doanh các loài hải đặc sản trong danh mục cấm khai thác.

Đồng thời, ngành nông nghiệp phối hợp với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Công an và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành chỉ đạo trên, kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình vi phạm.

Bình Thuận được xem là một trong những ngư trường lớn của cả nước, là nơi tập trung các loại hải đặc sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có giá trị cao như điệp, sò lông, bàn mai, nghêu lụa, sò giấy… Nguồn lợi tự nhiên này từ lâu được coi là nguồn thu nhập chính của lao động biển địa phương.

Tuy nhiên những năm gần đây, nguồn lợi hải sản này đang có xu hướng giảm mạnh bởi kiểu đánh bắt tận diệt, tình trạng khai thác hải sản non và hải sản đang trong thời gian sinh sản, giã cào bay hoạt động sai tuyến, sử dụng chất nổ…

Nhằm bảo vệ nguồn lợi của các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong mùa sinh sản, hàng năm tỉnh Bình Thuận đều ban hành văn bản cấm tất cả hoạt động khai thác các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các loại ốc trên toàn vùng biển Bình Thuận trong thời gian từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/7.

Đồng thời, để quản lý hiệu quả việc khai thác thủy sản cũng như tăng cường tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhất là 2 loại sò lông, điệp quạt, trong thời gian qua, Bình Thuận đã triển khai 2 dự án xây dựng mô hình quản lý cộng đồng về bảo vệ, tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lợi điệp quạt tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong và bảo vệ nguồn lợi sò lông tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam.

TTXVN
Đăng ngày 29/03/2017
Hồng Hiếu
Đánh bắt

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 23:17 10/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 23:17 10/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 23:17 10/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 23:17 10/10/2024

Những lưu ý khi sử dụng Probiotics trong nuôi trồng thủy sản

Hệ sinh thái của các thủy vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) luôn thay đổi, việc duy trì sức khỏe và sản lượng của các loài thủy sản là rất quan trọng. Probiotics đã nổi lên như một giải pháp hiệu quả trong nỗ lực này, cung cấp một cách tiếp cận tự nhiên và lâu dài để cải thiện sự tăng trưởng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ mắc bệnh (Singh và cộng sự, 2023).

Tôm giống
• 23:17 10/10/2024
Some text some message..