Cam Ranh: Khó di dời lồng tôm đến vùng quy hoạch

Theo lãnh đạo Phòng Kinh tế TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), hiện nay, phòng đang triển khai kế hoạch đến các xã, phường việc di dời lồng nuôi trồng thủy sản về vùng nuôi đã được quy hoạch.

Khánh Hòa: Khó di dời lồng tôm đến vùng quy hoạch
Khánh Hòa: Khó di dời lồng tôm đến vùng quy hoạch

1. Cam Ranh: Khó di dời lồng tôm đến vùng quy hoạch

Theo quy định tạm thời vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, ở vịnh Cam Ranh có 3 vùng nuôi, gồm: vùng nước đảo Bình Ba (Cam Bình) khoảng 180ha, vùng nuôi Cam Lập khoảng 500ha, vùng nuôi Bình Hưng (Cam Bình) khoảng 30ha. Theo quy định, lồng bè nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh ở các phường: Cam Nghĩa, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc, Cam Phú… chủ yếu di dời về vùng nuôi Cam Lập và một phần vùng nuôi Bình Ba.

Tuy nhiên, việc di dời chắc chắn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, kinh phí ít. Nếu di dời về vùng nuôi Cam Lập thì mỗi hộ nuôi sẽ tốn thêm nhân công và xe chở thức ăn từ Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam… đến Cam Lập. Những hộ nuôi vài lồng chắc chắn sẽ bỏ không nuôi nữa nếu bắt buộc phải di dời. Các hộ nuôi lớn sẽ tính toán lại bởi chi phí để bù lại khoảng cách rất lớn. Chưa kể hiện nay, nhiều lồng, bè làm bằng gỗ tạp, đã cũ, nếu di dời sẽ hỏng, phải làm lại. Được biết, Phòng Kinh tế TP. Cam Ranh đã có kế hoạch tuyên truyền, vận động gửi các địa phương. Trước mắt, các xã, phường giám sát không cho phát triển thêm các lồng, bè tại vùng nuôi không nằm trong quy hoạch. Bên cạnh đó, vận động người dân tự chuyển đổi nghề nếu không theo được vào vùng nuôi mới.

2. Cam Lâm: Đến năm 2025, diện tích nuôi trồng thủy sản còn 252ha

Theo Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Cam Lâm sẽ giảm dần, đến năm 2020 còn khoảng 370ha, đến năm 2025 còn khoảng 252ha. 

Huyện sẽ tập trung nuôi tôm nước lợ tại Cam Hòa, Cam Đức, Cam Thành Bắc; diện tích sẽ được thu hẹp dần, đến năm 2025 còn khoảng 80ha. Rong sẽ trồng rải rác trên đầm Thủy Triều, diện tích thu hẹp còn khoảng 30ha. Cá biển sẽ tập trung nuôi tại Cam Đức, Cam Thành Bắc và Cam Hòa, diện tích còn khoảng 50ha. Cá nước ngọt duy trì diện tích khoảng 92ha.

Địa phương phấn đấu đến năm 2025, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 1.000 tấn.  

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 11/07/2018
V.K - Bích La
Nông thôn

Bình Định xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nuôi tôm

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư Công ty TNHH Thông Thuận, ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đăng ký thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ).

Nuôi tôm công nghệ cao
• 14:24 30/11/2023

Hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi

Ngày 17.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Cá thát lát cườm
• 08:00 25/11/2023

Nỗi lo về đầu ra của tôm hùm bông

Tỉnh Khánh Hòa là một trong những khu vực đặc trưng với nghề nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, với hiện trạng rớt giá và đầu ra không ổn định như hiện nay đã trở thành nỗi lo lắng chung của tất cả người nuôi tôm hùm tại đây.

Tôm hùm bông
• 10:13 30/10/2023

Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ, nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định

Những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Nuôi tôm cnc
• 09:00 29/10/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 02:56 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 02:56 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 02:56 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:56 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 02:56 06/12/2023