Cần đẩy mạnh công nghiệp nuôi biển bền vững

Phát triển công nghiệp nuôi biển bền vững, ứng dụng công nghệ xanh sẽ là hướng đi Việt Nam cần đẩy mạnh khi các vấn đề về biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên biển cạn kệt đang đe dọa sinh kế của người dân là đánh giá chung của nhiều chuyên gia tại hội nghị kinh tế đại dương xanh.

Cần đẩy mạnh công nghiệp nuôi biển bền vững
Sử dụng lồng nuôi hiện đại là một trong những công nghệ được các chuyên gia Na Uy ứng dụng thành công trong công nghiệp nuôi biển xanh. Ảnh: K.S

Trong 2 ngày 9-10.10, tại Nha Trang (Khánh Hòa) Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Đại sứ quán Na Uy đồng chủ trì hội nghị về Kinh tế Đại dương xanh. Lãnh đạo cấp cao của 12 tổ chức, doanh nghiệp từ Na Uy và 150 đại biểu đến từ các tỉnh thành có biển của Việt Nam tham gia.

Thống kê từ Tổng cục thủy sản, Việt Nam có khoảng  500.000 ha chứa tiềm năng nuôi biển với nhiều đối tượng nuôi. Từ năm 2010 đến nay diện tích và sản lượng nuôi biển tăng trên 20%/ năm. Năm 2018, cả nước có hơn 258 ha diện tích nuôi biển với sản lượng 431.600 tấn. Năm 2019 dự kiến có trên 5 triệu m3 lồng nuôi với sản lượng hơn 500.000 tấn. Hiện nay đa số diện tích nuôi biển là nhuyễn thể và giáp xác.

Bà Grete Lochen Đại sứ Na Uy chia sẻ mong muốn đưa kinh nghiệm trong công nghiệp nuôi cá hồi biển giúp Việt Nam có những định hướng phát triển nghề nuôi biển bền vững. Ảnh: P.L

Theo thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, trong thời gian qua Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều chính sách, chương trình để thúc đẩy nuôi biển phát triển.

Một số bộ phận hỗ trợ ngành công nghiệp nuôi biển đã bước đầu được hình thành ở Việt Nam như hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ,… Tuy nhiên, phát triển ngành nuôi biển biển ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là phát triển nuôi biển công nghiệp.

Qua hội nghị với 40 năm kinh nghiệm xây dựng ngành công nghiệp cá hồi của Na Uy được những người trong cuộc chia sẻ từ nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Trong đó, tập trung thông tin về hoạt động quản lý, quy hoạch đối với ngành nuôi biển công nghiệp, nhu cầu sử dụng công nghệ xanh và các giải pháp thông minh để phát triển hiệu quả và bền vững ngành.

Các chuyên gia tham gia hội nghị đề xuất những sáng kiến hợp tác để thúc đẩy ngành nuôi biển Việt Nam phát triển bền vững. Ảnh: P.L

Với 15 tham luận mang tính thực tiễn cao là các công nghệ và giải pháp xanh để phát triển bền vững ngành nuôi biển công nghiệp. Các chuyên gia đề cập tới mọi mắt xích trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành từ phối gien, sản xuất giống, quản lý sức khỏe cá nuôi, thức ăn cho cá, kỹ thuật nuôi tới xử lý cá và chế biến phụ phẩm thủy sản...

Bà Grete Lochen, đại sứ Vương quốc Na Uy tại Việt Nam cho rằng đối phó với biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm rác thải nhựa đại dương phát triển ngành công nghiệp nuôi biển chính là giải pháp được Na Uy tham gia tích cực. Với vai trò là đối tác chiến lược Na Uy sẵn sàng chia sẻ những bài học cũng như thành công và hợp tác cùng Việt Nam hành động vì đại dương xanh.

Lao động
Đăng ngày 10/10/2019
PHƯƠNG LINH

Khái niệm hệ đệm trong ao nuôi là gì?

Hệ đệm trong ao nuôi thủy sản là một khái niệm quan trọng giúp duy trì môi trường sống ổn định cho các loài thủy sản như cá, tôm và các loại động vật thủy sinh khác.

Ao tôm
• 10:19 12/07/2024

Thay đổi tư duy và quy trình nuôi để trụ vững và phát triển trong nuôi trồng thủy sản

Ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và sự bùng phát của các dịch bệnh. Để trụ vững và phát triển, người nuôi cần thay đổi tư duy và quy trình nuôi trồng thủy sản nhiều hơn để tiếp tục duy trì.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:00 12/07/2024

Giải quyết hiện tượng tôm bị stress

Hiện tượng tôm bị stress là một vấn đề lớn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi tôm bị stress, khả năng phát triển của chúng giảm sút, sức đề kháng kém đi và dễ bị mắc bệnh.

Tôm thẻ
• 10:03 11/07/2024

Một số mô hình nuôi cá lóc ở Việt Nam

Cá lóc là một loài cá nước ngọt phổ biến tại Việt Nam. Tại nhiều tỉnh thành, nuôi cá lóc là một ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao được nhiều bà con nhà nông lựa chọn.

Cá lóc
• 10:00 10/07/2024

Dịch bệnh đe dọa, nhiều hộ nuôi ngậm ngùi bán "tôm non"

Năm 2024, đã đi được nửa chặng đường, tuy nhiên giá thủy sản vẫn cứ giậm chân tại chỗ, đặc biệt là đối với ngành nuôi tôm. Thêm vào đó, dịch bệnh trên tôm trực tiếp đe dọa, khiến nhiều hộ dân phải ngậm ngùi xuất bán tránh lỗ, mặc dù tôm vẫn trong giai đoạn lớn.

Tôm thẻ
• 00:33 13/07/2024

Khái niệm hệ đệm trong ao nuôi là gì?

Hệ đệm trong ao nuôi thủy sản là một khái niệm quan trọng giúp duy trì môi trường sống ổn định cho các loài thủy sản như cá, tôm và các loại động vật thủy sinh khác.

Ao tôm
• 00:33 13/07/2024

Phúc lợi động vật và vấn đề cắt mắt tôm trong sinh sản nhận tạo

Trong sản xuất giống, đặc biệt là nhóm giáp xác 10 chân, cắt cuống mắt là một phương pháp phổ biến. Kỹ thuật này bao gồm loại bỏ một hoặc hơn một cuống mắt của con vật bằng cách dập, cắt, đốt, hoặc thắt chặt bằng dây. Điều này sẽ kích thích đẻ trứng và rút ngắn thời gian thành thục sinh dục. Tuy nhiên, hiên nay vấn đề này được chú ý đến nhiều hơn khi trong ngành đề cập về phúc lợi động vật.

Mắt tôm thẻ chân trắng
• 00:33 13/07/2024

Thay đổi tư duy và quy trình nuôi để trụ vững và phát triển trong nuôi trồng thủy sản

Ngành này đang phải đối mặt với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và sự bùng phát của các dịch bệnh. Để trụ vững và phát triển, người nuôi cần thay đổi tư duy và quy trình nuôi trồng thủy sản nhiều hơn để tiếp tục duy trì.

Tôm thẻ chân trắng
• 00:33 13/07/2024

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 00:33 13/07/2024
Some text some message..