Cần khôi phục các vùng lúa – cá đồng

Hiện nay đang là mùa mưa, mùa sinh sản của hầu hết các loại cá đồng có giá trị, nhiều người không ngần ngại dùng câu, chĩa, cả xiệc điện bắt cá mẹ, kéo ròng ròng con, đặt lờ, lưới bắt cá rô tăm tích, cá sặt non… bán đi, thật là lãng phí. Đây là thực trạng diễn ra hằng ngày, cần sự vào cuộc ngăn chặn của các ngành chức năng.

thu hoach cá đồng
Nông dân huyện Trần Văn Thời thu hoạch cá đồng. Ảnh: NHẬT HUY

Nếu các địa phương có quan tâm, tăng cường tuyên truyền giáo dục, động viên và ngăn chặn kịp thời các hình thức khai thác mang tính huỷ diệt đó, hay hướng dẫn nông dân tổ chức khoanh dưỡng, khai thác, bắt tỉa cá lớn một cách có khoa học và có tác động kỹ thuật thì giữ lại khoảng 50% số cá non sinh ra đầu mùa cho đến lớn thành cá thương phẩm.

Với nguồn lợi cá đồng này, người dân nghèo sống nghề câu lưới đang khốn khó trong từng khóm, ấp sẽ có thêm nguồn thu nhập kinh tế, phụ vào các khoản chi tiêu trong cuộc sống. Bởi 1 kg cá non khi lớn thành cá thương phẩm sẽ là hàng chục, hàng trăm kí-lô-gam, mà 1 kg cá rô, lóc đồng hiện nay có giá từ 50.000 đồng đến trên dưới 100.000 đồng, tính ra biết bao nhiêu kí-lô-gam lúa, thì sao ta không dưỡng chúng mà lại bán cá non?

Từng địa phương nên tổ chức lại sản xuất theo lợi thế riêng, sao cho trên đồng ruộng, ngoài cây lúa nông dân còn được bảo đảm thu hoạch thêm các nguồn lợi khác, trong đó quan tâm cây bồn bồn dễ trồng và con cá đồng bản địa rất dễ nuôi, đang có giá cao, cho lợi lớn ở các vùng ruộng trũng.

Chỉ cần mỗi hộ nông dân có sẵn ao vườn, khuôn ruộng chừa lại hay thả thêm vào vài cặp cá bố mẹ mỗi loại để khôi phục lại nguồn cá giống, bảo vệ cá non, chăm sóc, cho ăn phụ thêm hợp lý, hoặc cũng có thể thả ghép thêm những loài mới có giá trị cao như: thác lác cườm, bống tượng, tôm càng xanh, lươn đồng… thì đến mùa khô, lượng cá thương phẩm các loại thu về sẽ rất đáng kể.

Nhà nước nên có chương trình hỗ trợ nuôi dưỡng tài nguyên cá đồng và nên phát động thả cá bố mẹ tái tạo cá giống tự nhiên vào những ngày đầu mùa mưa.

Lúa mùa đặc sản hay bồn bồn - cá đồng sẽ là bài toán kinh tế hộ bền vững và cả cân bằng thu nhập giữa vùng tôm - lúa và vùng lúa giữ ngọt hoá, nếu bà con nông dân biết khoanh nuôi, bảo vệ an toàn để chúng không bị tàn sát trên ruộng lúa, ruộng bồn bồn hay trong ao vườn.

Để thực hiện, cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các địa phương nên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân. Phải xử lý nghiêm tình trạng kẻ xấu lén cắm câu, xiệc điện, giăng lưới, đánh thuốc… để nông dân an tâm bảo vệ cá non, đầu tư tổ chức khoanh nuôi, chăm sóc, thu tỉa chừa cá giống… thì mới có hy vọng phục hồi nguồn lợi cá đồng.

Để nguồn lợi cá đồng được khôi phục nhanh chóng và bền vững, chính quyền tại cơ sở ấp, xã phải chủ động và tích cực vào cuộc, phải coi đó là nguồn lợi của cộng đồng và của chính mình, mạnh dạn ngăn chặn, xử lý hữu hiệu đối với những kẻ chuyên nghiệp xâm hại nguồn lợi thuộc quyền sở hữu người khác. Phải quyết liệt ngăn chặn để đi đến triệt tiêu tình trạng khai thác cá đồng bằng các hình thức hủy diệt.

Để mặt nước ruộng, ao vườn sinh lợi cho mọi nhà, tạo lợi ích cho cả cộng đồng bằng việc khôi phục, phát triển bền vững nguồn lợi cá đồng cần phải có sự chung sức của cộng đồng qua việc tổ chức lại sản xuất, liên kết hợp tác sao cho phù hợp, dưới sự hỗ trợ của chính quyền, ngành chức năng và các đoàn thể về mặt kỹ thuật, tài chính lẫn pháp luật và cả thị trường./.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 28/08/2013
Kỹ sư Nguyễn Văn Thước
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 09:23 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 09:23 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:23 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:23 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 09:23 22/12/2024
Some text some message..