Cân nhắc kết hợp thức ăn trong ương vèo tôm thẻ

Ương vèo tôm là kỹ thuật để tăng tỷ lệ sống tôm giống, hạn chế rủi ro và giúp gia tăng đáng kể lợi nhuận nuôi tôm thương phẩm. Ngoài các nền tảng đầu tư thiết kế vèo ương, kỹ thuật chăm sóc quản lý thì ương vèo tôm còn đòi hỏi việc sử dụng các loại thức ăn có chất lượng cao và cách cho ăn tối ưu.

Tôm giống
Tôm thẻ chân trắng giống.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng trong ương vèo tôm cần cân nhắc những vấn đề sau:

- Thành phần dinh dưỡng của thức ăn

- Kích thước hạt thức ăn

- Độ ổn định của thức ăn trong nước

- Quản lý cho ăn

Lựa chọn thức ăn để tối ưu hóa hiệu quả dinh dưỡng

Thức ăn có thành phần dinh dưỡng phù hợp

Thành phần dinh dưỡng thức ăn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong ương tôm giống. Thức ăn phải cung cấp đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu, mùi vị kích thích tính thèm ăn, dễ tiêu hóa đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực đến chất lượng môi trường nước nuôi.

Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, nên lựa chọn thức ăn có các chất bổ sung đặc biệt giúp kích thích hệ thống miễn dịch, hỗ trợ sức khỏe của tôm, đồng thời hỗ trợ kiểm soát căng thẳng, giảm stress trong giai đoạn chuyển từ vèo vào ao nuôi. Do ương vèo thường dùng tỷ lệ cho ăn cao và ít trao đổi nước nên phải chú ý đến việc cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn giúp tôm tối ưu hóa khả năng hấp thu thức ăn, hạn chế lượng chất thải ra làm ô nhiễm môi trường nước ương nuôi.

Độ ổn định của thức ăn trong nước

Thông thường thức ăn thủy sản sẽ thất thoát dinh dưỡng nhanh chóng sau khi cho vào nước. Đối với thức ăn tôm giống, đòi hỏi các viên thức ăn phải duy trì sự ổn định trong nước đủ lâu để giúp tôm phát hiện và ăn mồi.

Mỗi loại thức ăn sẽ có độ tan trong nước khác nhau, có thể từ một đến hai giờ tùy thuộc vào sự kết dính, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Ngoài ra, chất dẫn dụ cũng là phụ gia quan trọng ảnh hưởng đến độ ổn định của thức ăn, cần lựa chọn thức ăn có mùi hấp dẫn kích thích tôm bắt mồi nhanh, giúp giảm thời gian thức ăn bị ngâm trong nước.

Thức ăn có độ ổn định trong nước cao sẽ giúp hạn chế ô nhiễm môi trường nước, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, giảm lượng thức ăn thừa của tôm thải ra từ đó tăng hiệu quả nuôi và lợi nhuận tổng thể của vèo ương.

Kích thước hạt thức ăn

Kích thước hạt của thức ăn được sử dụng phụ thuộc vào kích cỡ và độ đồng đều của tôm giống. Nếu tôm giống kích cỡ khác nhau, cần dùng phối hợp các hạt thức ăn có kích cỡ phù hợp tương ứng.

Khi chuyển đổi kích thước thức ăn từ cỡ nhỏ lên cỡ lớn, nên phối trộn 2 loại kích cỡ thức ăn trong thời gian từ 4 – 6 ngày, mỗi ngày có thể thay đổi từ 15 – 20% cỡ loại thức ăn.

Cho ăn đúng cách và kết hợp thức ăn hiệu quả

Thức ăn cao cấp nhưng nếu cho ăn không đúng cách sẽ tạo ra kết quả kém, cần phải thiết lập một chương trình cho ăn hợp lý để đạt được các mục tiêu ương nuôi mong muốn. 

Tỷ lệ cho ăn có thể thay đổi tùy thuộc vào các biến số như nhiệt độ nước, oxy hòa tan hoặc dịch bệnh. Nhiệt độ là yếu tố cần lưu ý để điều chỉnh chế độ cho ăn: ở nhiệt độ thấp hơn 30oC, giảm 5% mỗi độ và trên 30oC, tăng 5% lên tới 34oC.

Khi cho ăn, cần rải đều được 70 - 80% diện tích vèo ương trong vòng vài phút. Nên trang bị máy cho ăn tự động để hạn chế thức ăn nằm lâu trong nước, từ đó giảm thất thoát giá trị dinh dưỡng, giúp tôm dễ dàng tiếp cận và hạn chế ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn. Bên cạnh đó nên sử dụng sàng ăn (vó) để theo dõi điều chỉnh chế độ cho ăn cũng như quan sát sức khỏe tôm giống.

Để cung cấp dinh dưỡng tối ưu cho tôm giống, người nuôi có thể kết hợp các dòng thức ăn đơn lẻ với nhau, tuy nhiên việc kết hợp thức ăn cần được tính toán cẩn thận, tránh việc phức tạp hóa quy trình sản xuất mà lại không đạt hiệu quả mong muốn. 

Để góp phần giúp người nuôi giảm bớt khó khăn khi xây dựng chương trình cho ăn, tập đoàn dinh dưỡng vật nuôi ADM đã kết hợp các dòng thức ăn của BernAquaOcialis để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ương vèo mật độ cao. Với mô hình ương vèo cơ bản, người nuôi có thể thiết lập chương trình cho ăn với sự kết hợp giữa các dòng thức ăn của Bernaqua (MeM) và Ocialis (Vana Nano 2, Vanalis 2P) như sau:


Các sản phẩm thức ăn chất lượng cao sử dụng để thiết kế chương trình cho ăn trên gồm: 

- Thức ăn MeM của BernAqua: sản phẩm được sản xuất tại Bỉ với công nghệ ép đùn đặc biệt ở nhiệt độ thấp. Giải pháp dinh dưỡng tối ưu cho ương vèo ở mật độ cao, mang lại hiệu quả sử dụng thức ăn tối ưu giúp giảm lượng thức ăn, giảm chi phí và giữ sạch môi trường nước ương nuôi.

MeM giúp cho tôm Post thích nghi với quá trình chuyển đổi từ trại giống sang bể ương vèo bằng việc xây dựng công thức chứa hàm lượng cao và độ tiêu hóa cao của protein/lipid (60/15).


- Thức ăn Vana Nano của Ocialis là thức ăn dạng vi viên, chuyên biệt dành cho ương tôm với dinh dưỡng cân bằng, công thức lý tưởng cho tôm trong điều kiện ương vèo. Vana Nano có độ tiêu hóa cao và tính ổn định trong nước rất tốt giúp duy trì chất lượng nước ương nuôi.


- Thức ăn Vanalis của Ocialis là thức ăn hỗn hợp, chuyên dùng dành cho tôm thẻ, sử dụng nguyên liệu chọn lọc có độ tiêu hóa cao, kích thích tôm bắt mồi, giúp tôm tăng trưởng tốt và giảm hệ số tiêu tốn thức ăn.


Kết hợp các dòng thức ăn chất lượng cao của BernAquaOcialis để thiết kế chương trình cho ăn trong ương vèo tôm là giải pháp dinh dưỡng giúp tối ưu hiệu quả sản xuất, tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của giống, nâng cao chất lượng tôm giống để tạo tiền đề cho vụ nuôi thương phẩm thành công.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:

Email: [email protected] 

Website: https://ocialis.asia/vi/

Đăng ngày 10/01/2020
Thảo @thao
Kỹ thuật

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP

Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng công nghệ SNAP không chỉ loại bỏ hiệu quả nồng độ Ammonium mà còn xử lý đến 90% chất hữu cơ.

Chế biến cá tra
• 07:00 22/04/2020

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Sử dụng được cả trên bờ, dưới nước để quan trắc chất lượng nước, hệ thống cảm biến nano do Viện Công nghệ nano (INT) thuộc Đại học Quốc gia TPHCM nghiên cứu giúp người nuôi trồng thủy sản yên tâm khi chất lượng nước nuôi được cảnh báo tự động kịp thời khi có sự cố.

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản
• 14:35 05/02/2020

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ

Quản lý môi trường ao nuôi tôm nước lợ là khâu quan trọng, đòi hỏi người nuôi có sự hiểu biết cần thiết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường và biến động của chúng.Từ đó, có biện pháp điều chỉnh phù hợp, giảm nguy cơ thiệt hại, góp phần vào thành công của vụ nuôi.

Lưu ý về môi trường trong ao nuôi tôm nước lợ
• 08:46 30/10/2019

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 10:41 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 11:27 18/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 09:47 16/06/2025

Cung cấp gì cho tôm để hỗ trợ hấp thu tốt?

Hiệu quả hấp thu dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR), nâng cao sức khỏe tôm và từ đó gia tăng lợi nhuận cho người nuôi. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của tôm rất nhạy cảm với biến động môi trường, khẩu phần ăn và mầm bệnh. Do đó, việc hỗ trợ khả năng hấp thu dưỡng chất là một yếu tố quan trọng mà người nuôi cần đặc biệt quan tâm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:27 12/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 19:45 19/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 19:45 19/06/2025

Làm tối môi trường nuôi có giúp tăng sắc tố tôm?

Màu sắc tôm rất quan trọng, cả về mặt chất lượng cảm quan và giá trị thương phẩm. Màu sắc tôm tươi ngon, đặc trưng của từng loài giúp người tiêu dùng nhận biết và đánh giá chất lượng sản phẩm. Ở một số quốc gia, màu sắc tôm thường được dùng để phân loại và định giá tôm chất lượng cao.

Tôm luộc
• 19:45 19/06/2025

Thủy sản Việt Nam chuyển động cùng thế giới đổi thay

Trước rủi ro từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, sản phẩm được chế biến đa dạng hơn. Trong khó khăn đang rõ khả năng chuyển động cùng thế giới thay đổi của thủy sản Việt Nam.

Nuôi trồng thủy sản
• 19:45 19/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 19:45 19/06/2025
Some text some message..