Cân nhắc trong lựa chọn con giống

Chất lượng tôm giống rất quan trọng, quyết định sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, người nuôi cần lựa chọn những đơn vị cung ứng uy tín, bảo đảm chất lượng nhằm hạn chế rủi ro về dịch bệnh.

Cân nhắc trong lựa chọn con giống
Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh kiểm tra lâm sàng về chất lượng tôm giống

Chọn đơn vị uy tín

Nuôi tôm khoảng 3 năm, ông Nguyễn Văn Sen, ngụ ấp Phước Thuận, xã Trường Bình, huyện Cần Giuộc luôn đạt kết quả cao. Với 4.000m2 mặt ao, ông Sen thả khoảng 140.000 con tôm/vụ. Sau khi trừ chi phí, ông lãi từ 75-100 triệu đồng.

Ông Sen cho biết: “Tôi áp dụng các kỹ thuật được ngành chức năng hướng dẫn, đặc biệt việc lựa chọn tôm giống, tôi chọn đơn vị uy tín, tôm giống có đầy đủ giấy xét nghiệm và kiểm dịch chất lượng được ngành chức năng cấp, tránh tình trạng tiền mất, tật mang. Nếu thiếu một trong các loại giấy tờ trên, tôi nhất quyết không mua”.

Có kinh nghiệm trên 10 năm nuôi tôm, ông Nguyễn Văn Ớ, ngụ ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước cho rằng: “Bảo đảm chất lượng tôm giống trước khi nuôi là điều kiện tiên quyết. Tôi chỉ chọn đơn vị uy tín được kiểm dịch, có đầy đủ giấy xét nghiệm và kiểm dịch. Gia đình tôi có 2ha ao nuôi tôm. Hiện nay, tôi giao lại cho người thân quản lý và chuyển sang làm đại lý cung ứng tôm giống. Tôm giống tôi cung ứng có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng, được ngành chức năng kiểm tra, kiểm dịch đầy đủ nên được nhiều người dân trong vùng tin tưởng, chọn mua”.

Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cần Đước - Nguyễn Văn Công thông tin: Chất lượng tôm giống cung ứng trên địa bàn được trạm kiểm dịch đầy đủ, thực hiện 24/24 giờ. Tính đến nay, trạm chưa phát hiện trường hợp vi phạm. Để hỗ trợ nông dân trong sản xuất, huyện thành lập Đoàn liên ngành giám sát về kiểm dịch, xét nghiệm tôm giống. Huyện có Tổ Kỹ thuật tư vấn nuôi tôm nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân và chọn con giống của những đơn vị uy tín để thả nuôi. Vì vậy, các hộ nuôi rất an tâm. Vụ tôm vừa rồi, nhiều hộ dân, đặc biệt tại xã Tân Chánh đạt kết quả, lợi nhuận khá cao.

Còn nhiều tôm giống “né” kiểm dịch

Hiện nay, nguồn cung ứng tôm giống cho Long An chủ yếu từ các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre và Bạc Liêu. Tuy nhiên, thời gian qua, một số nơi trong tỉnh xuất hiện tình trạng doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, cung ứng tôm giống chưa qua kiểm dịch cho người nuôi. Bên cạnh đó, một số hộ nuôi đến các tỉnh có bán tôm giống trực tiếp mua về thả nuôi dù không biết rõ nguồn gốc làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng tôm.

Cân nhắc trong lựa chọn con giống, lựa chọn con giống, giống tôm thẻ chân trắng

Theo cán bộ phụ trách công tác kiểm dịch thủy sản huyện Cần Giuộc - Tô Thái Bình: “Thời gian qua, việc kiểm dịch tôm giống tại huyện được thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, tình trạng tôm giống chưa qua kiểm dịch được một số doanh nghiệp bán cho người nuôi hoặc một số hộ nuôi vì ham giá rẻ, đến các tỉnh mua tôm giống không rõ nguồn gốc về thả nuôi vẫn xảy ra. Bên cạnh đó, một số đơn vị, điểm thuần dưỡng tôm giống cố tình "né" kiểm dịch tôm giống. Tính đến đầu tháng 8/2017, Đoàn liên ngành của huyện bắt, xử lý 1 đơn vị bán tôm giống cho người dân chưa qua kiểm dịch trên địa bàn xã Phước Vĩnh Tây, 1 đại lý thuần dưỡng tôm giống tại địa bàn xã Đông Thạnh”.

Ngành khuyến cáo người dân không nên tự ý mua tôm ở các địa phương về thả nuôi vì nguồn gốc không rõ ràng mà nên chọn những đơn vị có uy tín và đầy đủ giấy tờ chứng nhận để mua tôm giống. Khi có dịch bệnh xảy ra, cần phối hợp ngành để có hướng xử lý phù hợp.

Vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh quy hoạch tại 4 huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ và Châu Thành với diện tích 6.000ha, trong đó, 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước chiếm khoảng 4.000ha.

Đến đầu tháng 8/2017, tổng số lượng tôm giống kiểm dịch xuất - nhập trên 1 tỉ con, đạt 73% so kế hoạch. Ngành chức năng phát hiện 2 trường hợp vi phạm không kiểm dịch tôm giống và tiến hành xử phạt hành chính theo quy định (hộ thuần dưỡng tôm giống Bình Như Ý do ông Nguyễn Văn Bình làm chủ tại xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc và Công ty Kinh doanh Tôm giống CP).

 

Báo Long An
Đăng ngày 15/08/2017
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:13 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:13 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:13 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:13 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:13 25/11/2024
Some text some message..