Cần Thơ: Giàu lên nhờ nuôi rắn

Phong trào nuôi rắn ri voi và rắn hổ hèo, tập trung nhiều nhất ở ấp Thới Xuyên, Thới Hưng và Thới Hòa, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) đang phát triển rất mạnh. Mô hình này giúp nhiều người dân xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.

nuôi rắn
Anh Phan Chiến Hải chăm sóc rắn

Anh Phan Thanh Tuyền, Phó chủ tịch xã Thới Đông là người trực tiếp áp dụng mô hình nuôi rắn ri voi trong lu, hũ ở sau nhà,  cho biết: “Tôi đã thực hiện mô hình nuôi này cách đây gần 3 năm. Qua nhiều năm nuôi, kinh nghiệm giúp tôi tuyển chọn được toàn rắn bố mẹ tốt để cho sinh sản và nhờ đó bán rắn con tạo được nguồn kinh tế phụ đáng kể cho gia đình mà không cần phải nuôi rắn thương phẩm".

Hiện đàn rắn giống của anh có 70% rắn cái và 30% rắn đực, cho sinh sản hàng năm để cung cấp con giống cho thị trường. Trung bình, mỗi con rắn giống của anh Tuyền nặng từ 1,8 - 3 kg. Những năm qua, đàn rắn của anh đẻ hơn 300 rắn con, anh bán với giá 50.000 - 60.000 đồng/con, thì cũng thu được gần 20 triệu đồng/năm; trừ chi phí còn lãi 16 triệu.

Với đà thuận lợi ấy, trong năm 2012, anh tăng số lượng đàn rắn lên; đồng thời, mở rộng diện tích nuôi rắn trong lu. Tổng thu nhập từ bán rắn thịt và rắn con giống trong năm được gần 50 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 35 triệu.

Theo anh Tuyền: “Nuôi rắn ri voi trong lu, hũ rất nhàn, không làm ảnh hưởng công việc của ủy ban xã mà tôi đang đảm nhận. Trái lại, có thêm thu nhập phụ từ chăn nuôi gia đình khiến tôi cũng yên tâm công tác hơn”. Được biết, thời gian rảnh rỗi anh dành chăm sóc đàn rắn trong nhà. Công việc không cực công, trái lại mang đến niềm vui vì sự đam mê và nhất là hiệu quả lao động của việc đem lại thu nhập thêm cho gia đình.

Rắn ri voi rất dễ nuôi, dễ chăm sóc. Kỹ thuật nuôi đơn giản; chỉ cần giữ nước xăm xắp trong lu, hũ; rồi thả vài cục đá nhô lên khỏi mặt nước để rắn có thể bò lên đó phơi mình. Có điều chú ý là cần thường xuyên thay nước để môi trường không bị ô nhiễm; hạn chế được dịch bệnh. Thức ăn của rắn chi phí không cao lại dễ tìm, chủ yếu là ếch nhái, cá trê, lươn…

Rắn là món ăn đặc sản được nhiều người ưa thích.  Dù giá bán cao, nhưng đầu ra vẫn ổn định. Giá rắn thịt hiện nay dao động từ 600.000 - 700.000 đồng/kg. Tuy giá cao và số lượng rắn giống của anh Tuyền cũng khá nhiều, nhưng vẫn không đủ bán. Hiện có nhiều người đến tham quan, anh vui vẻ chỉ dẫn để họ có thể làm theo mô hình này.

Ngoài mô hình nuôi rắn ri voi trong lu, hũ, mô hình nuôi rắn hổ hèo trong chuồng xi măng ở xã Thới Đông cũng mang hiệu quả đáng nói. Điển hình là gia đình anh Phan Chiến Hải, ấp Thới Xuyên đang sở hữu hơn 300 con rắn lớn nhỏ. Anh cho biết: “Đàn rắn của tôi đang phát triển rất mạnh. Trong đó có hơn 80 con rắn bố mẹ chiếm tỷ lệ 60% cái và 40% đực. Thời gian bình quân nuôi rắn từ nhỏ đến 12 tháng, ta có thể cho rắn bắt cặp, phối giống. Sau 35 ngày rắn có thể đẻ. Lứa đầu, rắn đẻ khoảng 10 - 12 trứng/đợt. Càng nuôi chúng càng lớn, có sức nên đẻ sai hơn; lượng trứng có thể lên 18 -20 trứng/lần”.

Đặc biệt chú ý lúc rắn còn nhỏ mới nở, phải cho ăn mồi sống là nhái. Khi rắn lớn khoảng 1 tháng tuổi cho ăn mồi chết (chưa sình) để rắn không giành ăn với nhau và tránh gây thương tích lẫn nhau. Rắn hổ hèo nuôi bình quân khoảng 12 - 15 tháng mới có thể xuất bán. Lúc đó, đạt trọng lượng từ 1 - 1,2 kg/con. Nếu tính tiền thức ăn từ nhỏ đến lúc xuất bán, chi phí khoảng 200.000 đồng/con.

Kinh nghiệm nuôi rắn nhiều năm, anh Hải cho biết: “Tỷ lệ hao hụt trong nuôi rắn hổ hèo rất thấp, chỉ có 2%. Để tránh hao hụt, quan trọng nhất là vấn đề vệ sinh chuồng trại; tạo thông thoáng vừa giúp rắn mau lớn, vừa giúp rắn ít bệnh”.

Hiện nay rắn con 1 tuần tuổi có giá 350.000 đồng/con; còn rắn 1 tháng tuổi 400.000 đồng/con. Rắn thịt giá 700.000 đồng/kg. Vào thời điểm tháng 2 - 3, giá có thể tăng lên 1 - 1,2 triệu đồng/kg mà vẫn không có hàng cung cấp cho thị trường.

Anh Hải cho biết thêm, dự kiến sang năm 2013 anh tăng đàn rắn bố mẹ lên 100 con. Nếu cho sinh sản thành công lứa đầu trong năm khoảng 2.000 trứng; với giá bán rắn con và rắn thịt, chúng có thể đem doanh thu cho anh hàng trăm triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Chưởng, Chủ tịch xã Thới Đông đánh giá cao về mô hình này: “Xã có nhiều mô hình nuôi rắn đã và đang phát triển mạnh. Đây là mô hình đáng khích lệ, vì nó tạo cho những hộ nuôi rắn trong xã có thể tự vươn lên làm giàu. Việc nuôi cũng không làm ô nhiễm môi trường. Còn giá thành đầu tư cho mô hình không quá lớn so với nuôi heo. Hơn nữa, việc nuôi giúp mau thu hồi vốn. Nuôi trong vòng 10 - 15 tháng có thể bán; đặc biệt giá cả của 2 loại rắn nói trên đều giữ mức ổn định cao”.

Mô hình nuôi rắn ri voi và cả nuôi rắn hổ hèo phù hợp cho hộ gia đình không có đất canh tác ở nông thôn, vì không tốn nhiều diện tích. Mặt khác, nguồn thức ăn có thể kiếm được dễ dàng trong thiên nhiên.

NNVN
Đăng ngày 19/01/2013
LÊ HOÀNG VŨ - THẠCH THẢO
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 23:00 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 23:00 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:00 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 23:00 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:00 29/03/2024