Cảnh báo chất lượng cá tra giống

Chất lượng giống là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến thành công hay thất bại của nghề nuôi cá tra.

ca tra giong
Cá tra giống An Giang. (Ảnh Tepbac.com)

Tại diễn đàn khuyến nông - nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển nghề nuôi cá tra theo hướng VietGap” được tổ chức tại Trà Vinh vào sáng 17-8, nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp lại một lần nữa lên tiếng cảnh báo về chất lượng cá tra giống.

“Lỗ hỏng” chất lượng

Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 cho biết, theo kết quả điều tra của viện, toàn vùng ĐBSCL có trên 152 trại sản xuất cá bột thu hút trên 4.440 hộ tham gia với diện tích khoảng 2.000 héc ta. Hàng năm, các cơ sở sản xuất, ươm cá tra giống cung cấp cho thị trường gần 16 tỉ cá bột và gần 2 tỉ cá giống.

“Nhu cầu sử dụng giống của vùng ĐBSCL, với khoảng 14 tỉ cá bột và khoảng 1,8 tỉ cá tra giống thì với sản lượng cá tra bột và cá tra giống sản xuất ra cơ bản đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng”, ông Sáng cho hay.

Tuy nhiên khi đánh giá về chất lượng, dù thời gian qua có rất nhiều các chương trình nâng cấp chất lượng cá tra giống thay thế đàn cá tra giống bố mẹ sạch bệnh cho những đàn cá bị suy thoái; mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cá tra giống đạt chất lượng… Thế nhưng, đến nay chất lượng cá tra giống vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Ông Đồng Văn Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, phong trào phát triển ươm, nuôi cá tra trong tỉnh cũng như khu vực ĐBSCL còn quá nhiều khó khăn, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên rất khó khăn trong việc kiểm soát về chất lượng.

Các đại biểu tham dự diễn đàn cho rằng, số hộ tham gia sản xuất giống quá lớn lại phân bố rải rác ở rất nhiều nơi nên chất lượng giống không đồng đều. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật ươm cá tra giống của nông dân còn hạn chế cũng là nguyên nhân khiến chất lượng giống kém, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế khi đưa vào nuôi cá thịt vì tỉ lệ hao hụt lớn.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Sáng dẫn chứng, qua kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 gần đây, cho thấy chỉ có 5 trên 8 tỉnh có kiểm dịch con giống; 5 đến 6 tỉnh trên tổng số 8 tỉnh có kiểm tra thú y cơ sở sản xuất; 2 trên 8 tỉnh có tham gia kiểm tra điều kiện vệ sinh và quy trình sản xuất thức ăn, thuốc thú y; 5 đến 6 tỉnh trên tổng số 8 tỉnh có tập huấn về quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất giống.

“Chính những yếu tố trên là nguyên nhân làm chất lượng giống cá tra vẫn chưa đạt yêu cầu, tỉ lệ hao hụt cao, dễ xảy ra dịch bệnh trong quá trình nuôi”, tiến sĩ Sáng khẳng định.

Cần một giải pháp đồng bộ

Trước những vẫn đề đang tồn tại trong công tác quản lý, sản xuất giống cá tra hiện nay, nhiều đại biểu tham dự diễn đang khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển nuôi cá tra theo hướng VietGap” cho rằng cần xây dựng lại quy trình sản xuất giống theo hướng an toàn, bền vững hơn, đó là sản xuất theo VietGap.

Tiến sĩ Sáng cho rằng, trước tiên chúng ta cần nâng diện tích bình quân trên mỗi ao ươm lớn hơn so với con số trung bình hiện tại (2.000 m2/ao), vì điều này giúp chúng ta kéo giảm được số ao xuống để tạo thuận tiện cho công tác quản lý.

Phó Giáo sư- tiến sĩ Dương Nhựt Long, Bộ môn Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt- Khoa thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng phải làm sao truy xuất được nguồn gốc, chất lượng cá giống; phát triển công nghệ nuôi nước, nghĩa là thông qua công nghệ nuôi nước sẽ kiểm soát được chất lượng nước, tạo nguồn thức ăn cho cá tra giống. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý chất lượng thức ăn; chất lượng nước để tiến tới nhân giống cá tra theo tiêu chuẩn VietGap”.

“Giải pháp bây giờ là: Bên cạnh việc chọn giống bố mẹ có chất lượng, kháng bệnh, thì nghiên cứu thức ăn đặc thù cho từng giai đoạn cá bố mẹ, cá giống, thuốc phòng trị bệnh chuyên dùng cũng cần phải lưu ý”, tiến sĩ Sáng cho biết.

Theo các đại biểu tham dự diễn đàn, một khi có nguồn cá tra bố mẹ tốt, có quy trình quản lý chất lượng nguồn nước, quản lý thức ăn, thuốc ngừa bệnh chuyên dùng cho cá bố mẹ và cá giống, thì bước tiếp theo là hộ sản xuất tiến hành ghi chép để truy xuất nguồn gốc và đăng ký chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGap.

“Có nguồn giống tốt kết hợp với áp dụng kỹ thuật nuôi cá tra mới như: Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn để giảm chi phí sản xuất trong các mô hình nuôi cá tra theo hướng VietGap… nhất định sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất”, báo cáo tham luận của Chi cục thủy sản Vĩnh Long nêu rõ.

cafef.vn
Đăng ngày 20/08/2012
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 23:55 22/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 23:55 22/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 23:55 22/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:55 22/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 23:55 22/12/2024
Some text some message..