Cảnh báo hạn mặn rất nghiêm trọng, ĐBSCL điều tiết nguồn nước ứng phó

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra kịch bản xấu nhất khi xâm nhập mặn có thể nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, tương đương năm 2019 sẽ có hơn 76.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Do vậy, 13 tỉnh miền Tây cần chủ động điều tiết nguồn nước, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong tình hình hạn mặn phức tạp.

Cống ngăn mặn.
Vận hành hợp lý công trình thủy lợi để lấy, tích trữ cao nhất lượng nước ngọt.

Không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt

Trước những cảnh báo về một năm hạn mặn tiếp tục gay gắt, khốc liệt, Thủ tướng Chính phủ đã sớm ban hành Chỉ thị 36/CT-TTg yêu cầu các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL sớm chủ động vào cuộc để ứng phó trước nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2020 - 2021 sắp tới. Trong đó nhấn mạnh “không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt”.

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã sớm đưa ra một số giải pháp quan trọng và đề nghị các địa phương chủ động triển khai. Trong đó, cập nhật liên tục hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công và ĐBSCL. Tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn (đến mức  1g/lít), kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn để triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp.

Đồng thời, rà soát, xây dựng cụ thể kế hoạch đắp đập tạm ngăn mặn, sửa chữa, nâng cấp các ô bao, bờ bao, các cống để vừa đảm bảo ngăn lũ, triều cường và ngăn mặn. Xác định vị trí, quy mô công trình, vùng tích trữ nước ngọt, lưu ý trữ nước dành riêng để cung cấp cho sinh hoạt và cây ăn trái.

Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi để kịp thời đưa vào vận hành chống hạn. Tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để lấy, tích trữ được cao nhất lượng nước ngọt xuất hiện trong thời kỳ xâm nhập mặn. Phân chia, điều tiết nguồn nước mặn, ngọt bảo đảm phục vụ cho các mục tiêu dùng nước, tuyệt đối không để xảy ra tranh chấp, xung đột nguồn nước.

Đối với nước sinh hoạt, tổ chức rà soát, cân đối nước sinh hoạt tại chỗ, trữ nước theo hộ gia đình, ấp, khóm, xã, huyện, tỉnh. Kết nối, liên kết nguồn nước giữa các mùa, vùng trong khu vực. Xây dựng các khu trữ nước ngọt dành riêng phục vụ sinh hoạt, bảo đảm tích trữ đủ nước trong trường hợp xâm nhập mặn xảy ra theo kịch bản cực đoan nhất.

Các địa phương khẩn trương triển khai

Tại Bến Tre, đợt hạn hán, xâm nhập mặn gay gắt diễn ra từ cuối năm 2019 kéo dài đến tháng 6/2020 trên địa bàn tỉnh đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống, ứng phó của chính quyền và đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân trên địa bàn. Để chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn chế đến mức thấp nhất cho nhân dân trong thiên tai, hạn mặn năm 2020 - 2021; quyết tâm không để tình trạng thiếu nước xảy ra như năm 2019 - 2020, Tỉnh ủy Bến Tre đã bắt tay vào vấn đề thủy lợi và cấp nước ngay sau Đại hội. Đồng thời, lan tỏa đến các cấp ủy, các ngành phải bắt tay ngay công việc với tinh thần khẩn trương và có trọng tâm.

Theo đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tiến hành kiểm tra, rà soát lại công việc đối với các xã, phường, thị trấn trên địa bàn; thực hiện trên tinh thần “việc trên địa bàn của mình do mình chủ trì, những việc phối hợp với Ban, ngành tỉnh thì phải chủ động”. Có cơ chế huy động sự tham gia của người dân trong xây dựng các công trình thủy lợi để ứng phó với điều kiện tỉnh dễ bị xâm nhập mặn như hiện nay. Khẩn trương tổng hợp các nhu cầu để triển khai các công trình khẩn cấp, phối hợp đảm bảo nguồn nước cấp cho nhà máy nước của tỉnh; đảm bảo nguồn cấp nước ngọt ở các nhà máy nước nông thôn. Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ các công trình, đảm bảo hoàn thành sớm và cơ bản hoàn thành để phục vụ nhu cầu ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ cho các nhà máy nước…

Điển hình như tại huyện Mỏ Cày Bắc (tỉnh Bến Tre), UBND huyện đã có kế hoạch phát động nhân dân trữ nước mưa, nước ngọt; phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021. Trong đó, đề ra các giải pháp công trình và phi công trình như: sửa chữa, nâng cấp bờ bao Tân Thông 3, 4, 5 xã Thanh Tân. Khắc phục sạt lở bờ bao: Tân Long 2, xã Tân Thành Bình; Hưng Nhơn, xã Hưng Khánh Trung A; Cái Hàng, xã Nhuận Phú Tân; Mỹ Sơn Đông, xã Phú Mỹ… Sửa chữa cống, đắp đập tạm ngăn mặn, khai thông nạo vét các tuyến kênh, rạch chính để dẫn nước ngọt từ sông Cả Hàn về các rạch trong huyện.

Còn ở huyện Mỏ Cày Nam, để chủ động phòng chống hạn mặn mùa khô 2020 - 2021, đảm bảo cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn, huyện tập trung rà soát, đánh giá hiện trạng, tính hiệu quả của các công trình thủy lợi hiện hữu và đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công trước mùa khô 2020 - 2021; kiểm tra, nâng công suất vận hành của các nhà máy nước và hệ thống máy lọc RO tại các địa phương, nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt và cung cấp đủ nước ngọt cho người dân. Ngoài ra, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về các giải pháp phòng chống hạn mặn trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Hay như ở tỉnh Trà Vinh, cũng là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết, bên cạnh sự hỗ trợ và các giải pháp của các cơ quan, chính quyền các địa phương, Sở đã khuyến cáo người dân cần có giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, bảo vệ và sử dụng nguồn nước ngọt một cách hợp lý, khoa học. Đặc biệt lưu ý có thể tích trữ nước mưa bằng lu, khạp, kiệu, bể chứa, bồn chứa, túi nhựa,… nhưng cần phải che, đậy cẩn thận, tránh động vật hoặc chất bẩn rơi vào và tạo môi trường cho muỗi sinh sản gây bệnh; kiểm tra thường xuyên tình trạng rò, rỉ gây thất thoát nước. Xử lý ao tù, nước đọng. Nạo vét kênh, mương chứa nước, vớt các vật cản như lục bình, cỏ, rác làm thông thoáng dòng chảy, đảm bảo khả năng tưới nước, giữ nước và thoát nước…

Báo Tài Nguyên & Môi Trường
Đăng ngày 26/01/2021
Khải Minh
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 00:32 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 00:32 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 00:32 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 00:32 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:32 18/11/2024
Some text some message..