Cảnh báo tình trạng nông dân nuôi cá theo phong trào

Cách đây 3 năm, khi tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt, cá tra giống khó ương dẫn đến thiếu hụt con giống trầm trọng. Có thời điểm, cá giống loại 30 con/kg lên đến 65.000 đồng/kg. Thấy mức lời “khủng”, nhiều người không có tay nghề nhưng vẫn “nhảy” vào cuộc chơi.

Cảnh báo tình trạng nông dân nuôi cá theo phong trào
Nuôi ghép giữa cá tra giống với cá sặc rằn hoặc cá tra với cá thác lác cườm để giảm rủi ro

Thắng ít, thua nhiều

Hậu quả của việc "chạy" theo phong trào, trong đó đa phần là những người làm trái ngành nghề, họ thấy nuôi cá tra giống có lời nên nhảy vào cuộc chơi, từ đó ngoài diện tích, sản lượng của những người chuyên nuôi cá giống, lượng cá giống của những người mới vào nghề quá lớn làm cho thị trường trở nên dư thừa. Ông Nguyễn Văn Sơn (một trong những ngư dân chuyên nuôi cá giống gần 20 năm nay ở xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu) phân tích: “Hiện nay, cá tra giống rớt xuống mức thấp và dư thừa, ngoài lượng cá giống của nông dân trong tỉnh, các địa phương khác, như: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long… lượng cá giống tăng gấp 3 lần so với bình thường. Điều đó đã xảy ra tình trạng dư thừa, hơn nữa, 2 tháng vừa qua là thời điểm thuận mùa của việc ương nuôi cá giống. Những người theo nghề này lâu năm, “có thắng, có thua” là chuyện bình thường. Song, có những người mới đào ao nuôi lần đầu, ngay vụ đầu tiên đã lỗ nặng. Việc này vừa hại mình, vừa hại cả những người đang nuôi cá tra giống. Đây là điều hết sức tai hại mà những người “chạy” theo phong trào cần chú ý”.

Gia đình ông Sơn hiện có đàn cá tra giống khoảng 2 tấn đã quá lứa, từ kích cỡ 30 con/kg nay đã có kích cỡ 27 - 28 con/kg. Gần 1 tháng nay, ông Sơn mời đến 7 thương lái đến coi và mua cá nhưng khi nghe điện thoại của ông, các thương lái đều đưa ra câu hỏi, đàn cá khoảng bao nhiêu tấn? Ông Sơn trả lời khoảng 2 tấn, ngay lập tức họ tắt điện thoại hoặc trả lời thẳng là không mua. “Lúc cá giống loại 30 con/kg ở mức 55.000 - 65.000 đồng/kg, đàn cá bao lớn thì thương lái cũng mua. Nay, cá giống dư thừa, thương lái tập trung mua những đàn cá có số lượng từ 10 - 15 tấn trở lên. Nhiều hộ có cá giống số lượng ít, đành phải chuyển cá sang hầm khác để tiếp tục nuôi thịt. Lúc này, đa phần ngư dân ở vào tình thế chẳng đặng đừng” - ông Sơn bức xúc chia sẻ.

Phá vỡ quy hoạch

Trên phương diện trồng trọt, chạy theo phong trào dễ dẫn đến tình trạng “trồng rồi chặt, chặt rồi trồng”; trên phương diện nuôi trồng thủy sản, hệ lụy của nó là "bỏ chạy rồi trở lại nuôi, nuôi rồi lại bỏ chạy". Hiện nay, giá cá tra giống xuống thấp khiến hàng loạt hộ nuôi thua lỗ nặng. Nhiều người muốn gỡ nợ tiếp tục "đánh cược", mượn "sổ đỏ" của bà con dòng họ rồi mang đến ngân hàng vay tiền để thả nuôi cá sặc rằn. Bởi, cá sặc rằn có giá 54.000 đồng/kg (giá tại hầm), trong khi giá thành nuôi ở mức 39.000 - 40.000 đồng/kg. Thấy mức lãi quá hấp dẫn, nhiều nông dân bất chấp các điều kiện cần và đủ để nuôi cá như: thổ nhưỡng, nước của vùng đất mình có phù hợp hay không? Tay nghề nuôi có hay không?... Bà con “nhảy” vào nuôi nhằm mục đích cầu may.

Nhìn lại quá trình phát triển của ngành thủy sản trong tỉnh nói riêng, ĐBSCL nói chung, hơn 10 năm qua, tình trạng giá cá tra thịt lẫn cá tra giống luôn biến động trong biên độ lớn, khiến cho việc sản xuất “chạy” theo phong trào, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Khảo sát tại các địa phương, nhất là những nơi có thế mạnh trong chăn nuôi cá tra như: TX. Tân Châu, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, TP. Long Xuyên, Châu Thành… những người nuôi cá tra trong hơn 20 năm qua, đa phần đều lâm vào cảnh nợ nần. “Người nào nuôi theo kiểu “lướt sóng”, nghĩa là nuôi thắng 1 hoặc 2 vụ rồi chuyển sang làm nghề khác thì đồng lời còn giữ được nguyên vẹn. Những người hám lợi nhuận, đeo đuổi theo nghề này khó mà giàu được. “Sổ đỏ” luôn nằm ở ngân hàng, đây là thực trạng đáng buồn đối với nghề nuôi cá tra giống lẫn cá tra thịt hiện nay”- ông Nguyễn Văn Tuấn (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) phân tích.

Năm 2007, sản lượng cá tra thịt cả ĐBSCL ở mức 700 tấn/năm. Diện tích thả nuôi khoảng 2.500ha. Sau 10 năm phát triển, con số này tăng lên gấp đôi với sản lượng cá thịt lên đến 1,4 triệu tấn, diện tích thả nuôi 5.200ha mặt nước. Đây là con số điều tra và thống kê được. Còn số chưa cập nhật trên bảng thống kê còn rất nhiều, điều đó cho thấy, thị trường tiêu thụ sản phẩm phát triển chậm so với tốc độ tăng trưởng của việc thả nuôi, từ đó ngành hàng cá tra luôn gặp khó khăn. “Đầu năm 2019, nhân dịp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường về dự hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất của ngành hàng cá tra, khi Bộ trưởng đến thăm vùng nuôi của tập đoàn, tôi đề nghị làm sao quản lý cho được quy hoạch nuôi, quy hoạch chế biến để sản phẩm đưa ra thị trường hàng năm ít hơn so với nhu cầu thực tế thì ngành hàng này rất dễ phát triển, ngược lại thì sẽ gặp rủi ro rất cao” - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nam Việt Doãn Tới chia sẻ.

Báo An Giang
Đăng ngày 30/05/2019
Minh Hiển
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 02:59 14/01/2025

Cập nhật thị trường thủy sản qua top 6 các website uy tín dưới đây

Trong ngành nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, việc cập nhật thông tin giá cả thị trường không chỉ giúp người nông dân đưa ra quyết định hợp lý mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Nhưng làm thế nào để tìm được nguồn thông tin đáng tin cậy? Bài viết này sẽ giới thiệu đến 6 website uy tín nhất giúp bà con dễ dàng cập nhật giá thủy sản mới nhất và chính xác nhất tại Việt Nam.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:59 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 02:59 14/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 02:59 14/01/2025

Các đặc điểm cần lưu ý khi chọn tôm giống

Việc chọn tôm giống chất lượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo thành công. Tôm giống khỏe mạnh sẽ giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật, tăng tỷ lệ sống sót và cải thiện năng suất ao nuôi. Tuy nhiên, để chọn được tôm giống đạt tiêu chuẩn, người nuôi cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng.

Tôm giống
• 02:59 14/01/2025
Some text some message..