Cấy men vi sinh vào bể ương bao lâu trước khi thả tôm thẻ?

Ở Ecuador, một thực hành phổ biến trong ương tôm postlarvae (PL) trong bể tròn hoặc hệ thống ương Raceway là việc bổ sung men vi sinh vào nước chỉ vài giờ trước khi thả tôm (trước tối đa 24 giờ). Điều này đặt ra câu hỏi, vậy nó có đủ thời gian để tận dụng tối đa lợi ích của men vi sinh không?

Cấy men vi sinh vào bể ương bao lâu trước khi thả tôm thẻ?
Ảnh minh họa: Darryl Jory/Aquaculturealliance

Để trả lời câu hỏi này, một nghiên cứu đã được thực hiện tại Đại học Kỹ thuật Machala chứng minh rằng việc bổ sung (cấy) men vi sinh vào nước –với thời gian dài hơn 24 giờ trước khi thả tôm sẽ có ảnh hưởng tích cực và mang lại lợi ích cho tôm PL.

Khi được đưa vào môi trường nuôi cấy, men vi sinh đã chứng minh hiệu quả trong việc cạnh tranh và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật nuôi cấy. Ngoài việc cạnh tranh và loại trừ các vi sinh vật gây hại, men vi sinh còn có tác dụng tích cực trong việc xử lý và biến đổi chất thải trong bể nuôi, đó là lý do tại sao chúng trở thành một trong những công cụ tốt nhất trong sản xuất ấu trùng tôm.

Thử nghiệm tiến hành như thế nào?

Thử nghiệm này đã sử dụng hỗn hợp hai loại men vi sinh thương mại. Một loại có thành phần bao gồm Bacillus sp., Pediococcus sp., Enterococcus sp., Lactobacillus sp và tổng số vi khuẩn được bảo đảm không dưới 3 × 1012 CFU/kg. Loại thứ hai, thành phần bao gồm Bacillus sp., Enterococcus sp., Pediococcus sp., Thiobacillus sp., Paracoccus sp. với tổng số được bảo đảm không dưới 2 × 1012 UFC/kg. Tỷ lệ của hỗn hợp là 5 ppm của chế phẩm sinh học đầu tiên và 2 ppm của chế phẩm sinh học thứ hai.

Để thiết lập nếu thời gian cấy vi khuẩn trong nước có ảnh hưởng đáng kể đến các thông số sản xuất, một thiết kế thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên bao gồm 8 bể 200 lít với nước từ cùng nguồn. Với các khoảng thời gian thêm vào nước là 48, 72 và 96 giờ trước khi thả tôm giống PL vào hệ thống ương dưỡng.

Với nhóm tôm đối chứng, hai bể này có chế phẩm sinh học được cấy vào nước 24 giờ trước khi thả tôm ấu trùng. Sau 4 khoảng thời gian trên, ấu trùng (PL8) được thả đồng thời trong tất cả các bể với mật độ 50 PL/L (1.000 PL/bể). 

Thời gian nuôi thử nghiệm kéo dài 12 ngày. Tại thời điểm thả giống và cứ sau bốn ngày, các mẫu ngẫu nhiên được với 15 - 30 PL được thu thập từ mỗi bể, để đo kích thước và trọng lượng của chúng. Vào cuối cuộc nghiên cứu, tỷ lệ sống sót chung trong mỗi bể được ghi lại.

Kết quả

Trong quá trình thử nghiệm các giá trị hóa lý trung bình của các bể thí nghiệm khá ổn định: nhiệt độ nước: 26,20 ± 0,54oC; độ mặn: 27 Ups; pH: 8,82 ± 0,39; amoni: 0,61 ± 0,25 mg/L; và oxy hòa tan: 7,06 ± 0,07mg/L.

Kết quả đã xác định trọng lượng trung bình của tôm PL lớn nhất ở nhóm bổ sung men vi sinh trước 96 giờ > 72 giờ> 48 giờ >24 giờ. 

 nuôi tôm, ương tôm, ương tôm giống, sử dụng men vi sinh, thời gian cấy men vi sinh

Hình 2 minh họa khác biệt của những giá trị trọng lượng tôm PL giữa các nghiệm thức.

Kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt chiều dài tôm PL giữa 24 và 48 giờ với 72 giờ và 96 giờ trước khi thả tôm. Chiều dài trung bình của tôm PL lớn nhất ở nhóm bổ sung men vi sinh trước 96 giờ sau đó đến 72 giờ> 48 giờ >24 giờ.

 nuôi tôm, ương tôm, ương tôm giống, sử dụng men vi sinh, thời gian cấy men vi sinh

Hình 4: Đường hồi quy cho chiều dài (Length) và trọng lượng (Weight) của tôm PL với 4 khoảng thời gian bổ sung men vi sinh trước khi thả giống.

Việc bổ sung men vi sinh vào nước nuôi 96 giờ trước khi thả tôm cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm khác. Riêng tỷ lệ sống sót của tôm PL thì nhóm 72 giờ là cao nhất.

 nuôi tôm, ương tôm, ương tôm giống, sử dụng men vi sinh, thời gian cấy men vi sinh

Hình 5: Sự sống sót của tôm PL trong mỗi nhóm điều trị.

Kết luận:

Kết quả thu được trong nghiên cứu này cho thấy, ở quy mô thực nghiệm, việc bổ sung men vi sinh vào nước trước khi thả tôm thẻ chân trắng ấu trùng sẽ có tác động tích cực đến sự tăng trưởng, chiều dài và trọng lượng của chúng khi được thả trong bể với thời gian bổ sung chế phẩm sinh học lâu hơn (từ 72 đến 96 giờ trước khi thả ấu trùng tôm). 

Jaime A. Rodríguez A. và  Mauro Nirchio T./aquaculturealliance
Đăng ngày 29/05/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:23 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:23 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:23 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:23 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:23 26/11/2024
Some text some message..