Chàng trai 8X nuôi ếch Thái Lan thu hàng trăm triệu đồng/năm

Nhờ lựa chọn lập nghiệp bằng mô hình nuôi ếch Thái Lan, chàng trai Nguyễn Văn Quyền, xóm 9, xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm,

Chàng trai 8X nuôi ếch Thái Lan thu hàng trăm triệu đồng/năm
Bể nuôi ếch Thái Lan của gia đình anh Nguyễn Văn Quyền tại xóm 9, xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn.

Từ thành phố Ninh Bình, chúng tôi chạy dọc Quốc lộ 10 về huyện Kim Sơn rồi men theo con đường đê bên bờ sông Đáy để tới xóm 9, xã Thượng Kiệm. Không khó để hỏi thăm tới nhà anh Nguyễn Văn Quyền, người thanh niên sinh năm 1981 khá nổi tiếng trong vùng bởi mô hình phát triển kinh tế độc đáo, đó là nuôi ếch Thái Lan.

Đón chúng tôi bằng nụ cười, anh Quyền dẫn ngay chúng tôi đi thăm bể nuôi ếch đặt ngay trong khuôn viên gia đình. Bể nuôi được xây dựng kiên cố, bên trên phủ những tấm lưới đen để hạn chế ánh sáng và giữ nhiệt. Phía bên trong bể là hàng chục chiếc lồng nuôi bằng lưới được quây kín, phía dưới mực nước khoảng 30 phân. 

Anh Quyền cho biết, đáy lồng nuôi không chạm đáy bể, mà giữ lơ lửng sao cho mực nước phù hợp để con ếch sinh sống và phát triển. Miệt mài kể cho chúng tôi nghe về những đặc tính của con ếch Thái Lan, cách cho ăn rồi đến những căn bệnh cần phòng ngừa, khuôn mặt anh Quyền ánh lên vẻ tự hào.

Về lý do bén duyên với con ếch Thái Lan, anh Quyền kể lại: Thời gian trước, tôi bôn ba từ Bắc chí Nam để mưu sinh. Dẫu đã lập gia đình nhưng do công việc, tôi phải xa nhà để làm trong một xưởng gỗ ở miền Nam. Đến khi sinh con thứ 2, tôi quyết định trở về quê hương lập nghiệp để có thể ở gần, chăm sóc tốt hơn cho gia đình nhỏ của mình. 

Qua tìm hiểu trên mạng internet, tôi chọn nuôi giống ếch Thái Lan làm hướng phát triển kinh tế bởi chi phí đầu tư thấp lại ít rủi ro. Anh Quyền giải thích thêm, giống ếch có tỷ lệ sống cao, ít nhiễm bệnh, hơn thế giá bán khá ổn định, không biến động như các loại con nuôi khác. Khi chọn được hướng làm kinh tế, anh Quyền bắt tay ngay vào làm. Đó là những ngày đầu năm 2013, anh đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm nuôi giống ếch Thái Lan và cũng để tìm mua được con giống khỏe mạnh. 

Khởi nghiệp với 5 lồng nuôi ếch, diện tích mỗi lồng khoảng 15m2, anh nuôi thả 5.000 con giống. Sau gần 3 tháng chăm sóc, lứa ếch đầu tiên xuất bán được trên 1 tấn, thu lãi gần 20 triệu đồng. Nhận thấy nhu cầu thị trường lớn, lợi nhuận cao nên anh càng vững tâm hơn về hướng phát triển kinh tế này.

Sau gần 6 năm cần cù lao động, đến nay quy mô bể nuôi ếch của anh Quyền đã được mở rộng. Khu đất của gia đình anh hiện có bể nuôi rộng khoảng 200m2, chứa 13 lồng nuôi ếch, anh còn tận dụng mương nước để đặt thêm một số lồng nuôi ếch phía bên ngoài. 

Anh cho biết: Khởi đầu từ việc nuôi ếch lấy thịt, đến nay tôi đã ương nuôi cả con giống để cung cấp cho các hộ nuôi trong huyện và các tỉnh lân cận. Mỗi năm, tôi xuất bán khoảng 20 vạn con, trong đó khoảng 10 vạn ếch giống và 18 tấn ếch thịt. Giá bán ếch giống là 1 nghìn đồng/con, ếch thịt là 47 nghìn đồng/kg. Sau khi trừ hết các chi phí, tôi thu lãi ít nhất là 200 triệu đồng. 

Được biết, giống ếch Thái Lan có mùa sinh sản dài khoảng 6 tháng, từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm. Sau đó, các cặp ếch bố mẹ sẽ ngủ đông, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho mùa sinh sản vào năm sau đó. Còn về ếch giống, sau khi chăm sóc khoảng 3 tháng sẽ có trọng lượng từ 2,5 lạng đến 3,5 lạng, là đã có thể xuất bán. 

Anh Quyền cho biết, ếch thịt hiện đang được thương lái thu mua rất sát sao, chỉ cần một cuộc điện thoại là có người đến tận nhà để chở đi. Đa phần ếch thịt được chuyển lên Hà Nội để tiêu thụ, được chế biến thành các món ăn bổ dưỡng được các thực khách ưa chuộng.

Khi chúng tôi hỏi về bí quyết nuôi, anh Quyền chia sẻ, nuôi ếch Thái Lan không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải thật sự tỉ mỉ, quan tâm và chăm lo cho chúng. Yếu tố tiên quyết chính là nước trong bể nuôi. Nguồn nước phải đảm bảo, trước khi đưa vào bể nuôi phải được xử lý bằng dung dịch thuốc tím nhằm diệt vi khuẩn gây bệnh. 

Đồng thời thường xuyên thay nước trong bể để ếch sinh trưởng và phát triển tốt, tránh dịch bệnh. Mật độ nuôi cũng là điều người nuôi phải lưu ý. Để ếch sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tốt nhất nên giữ mật độ 80 con/m2. Về đặc tính sinh học, giống ếch nuôi hay bị chướng bụng, vì thế trong quá trình nuôi phải luôn quan sát, nếu thấy ếch có biểu hiện bị bệnh phải chữa trị kịp thời bằng cách trộn lẫn thuốc kháng sinh hoặc tỏi xay vào thức ăn. Thức ăn khi nuôi ếch là cám viên dạng nổi dành cho con nuôi thủy sản, rất dễ tìm mua.

Có thể thấy, nuôi ếch Thái Lan đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các con nuôi khác. Từ sự thành công trong nuôi ếch Thái Lan của anh Nguyễn Văn Quyền, hy vọng rằng đây có thể sẽ là ý tưởng để phát triển kinh tế hiệu quả cho người nông dân trong tỉnh.

Báo Ninh Bình
Đăng ngày 24/07/2019
Thái Học
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nghề lạ đất Mũi, ngồi nhà trói cua Cà Mau kiếm 300.000 đồng/ngày

Nghề trói cua, lựa cua tại các cơ sở thu mua cua ở Cà Mau đã giúp cho nông dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập khá.

Nghề trói cua Cà Mau
• 11:45 20/04/2023

Hai loại tôm lạ trên thị trường đắt hơn tôm hùm được nhiều người săn lùng

Hai loại tôm lạ này được đánh gia ngon hơn cả tôm hùm. Dù giá cao, chúng vẫn được nhiều người lùng mua thưởng thức.

Tôm tít
• 12:07 15/04/2023

Cà Mau: Giá cua tăng cao, nông dân mừng như "trúng số"

Việc nguồn cung khan hiếm, kéo theo nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh trong những ngày qua là nguyên nhân khiến giá cua biển ở Cà Mau tăng cao.

Cua tăng giá
• 17:51 21/03/2023

Dân vạn chài xuyên đêm săn loại cá ‘nửa sông, nửa biển’

Vào độ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch, cá mòi lại ngược sông để sinh sản. Cư dân vạn chài các địa phương dọc sông Lam cho biết, năm nay, cá mòi ngược sông ít hơn nhưng bù lại thì béo hơn, to hơn, được giá hơn.

Cá mòi
• 14:21 20/03/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 11:50 03/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 14:19 02/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 10:00 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:42 31/05/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 12:12 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 12:12 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 12:12 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 12:12 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 12:12 04/06/2023