Chàng trai Quảng Bình làm giàu nhờ bỏ phố về quê nuôi cá chình

Sau quá trình học tập và làm việc xa nhà, năm 2016, anh Võ Văn Sang quyết định trở về quê thôn Bắc Thái, xã Thái Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) khởi nghiệp bằng mô hình nuôi cá chình bằng ngao, sò, ốc, hến... Đến nay, mô hình nuôi cá chình của anh đã phát huy hiệu quả kinh tế, cho thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng...

Chàng trai Quảng Bình làm giàu nhờ bỏ phố về quê nuôi cá chình
Mô hình nuôi cá chình của anh Võ Văn Sang được nhiều bạn trẻ trong huyện Lệ Thủy đến học tập.

Năm 2014, anh Võ Văn Sang, sinh năm 1991 tốt nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế. Sau đó, anh vào tỉnh Kon Tum làm kỹ thuật cho một công ty với mức lương gần 6 triệu đồng/tháng.

Qua 2 năm làm việc ở đất khách quê người, đầu năm 2016, anh xin nghỉ việc về quê khởi nghiệp. Sang tâm sự: “Sau quá trình tìm tòi, tôi nhận thấy cá chình là một loại đặc sản, thịt thơm ngon, bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao, nhưng ở huyện Lệ Thủy chưa ai nuôi, nguồn thức ăn của cá chình rất dể kiếm và có sẵn ở địa phươn,g như: các loại cá tạp, ngao, sò, ốc, hến, giun đất.

Vì vậy, tôi quyết định khởi nghiệp với mô hình nuôi cá chình thương phẩm tại ao vườn nhà. Với mô hình này, tôi tin sẽ cải thiện được kinh tế gia đình cũng như phát triển ngành thủy sản của địa phương, tạo công ăn việc làm cho nhiều người”.

Để khởi nghiệp, Sang vay ngân hàng 150 triệu đồng để đào ao nuôi cá với diện tích 500m2, mua máy xay thức ăn, máy sục khí, thiết bị đo độ PH (độ chua trong đất, nước), hệ thống cấp và thoát nước. Sau khi hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, Sang vào trung tâm giống cá chình ở tỉnh Khánh Hòa để học hỏi kinh nghiệm và mua cá chình giống về nuôi. Cá chình giống mỗi con khoảng 100g, nếu nuôi tốt sẽ đạt trọng lượng từ 1 đến 1,2 kg trong vòng một năm.

Sang chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá chình, kỹ thuật nuôi cá chình: “Cá chình nước ngọt khá dễ nuôi. Bởi cá lớn nhanh và ít dịch bệnh, thức ăn cho cá cũng có thể kiếm được từ địa phương như ngao, sò, ốc, hến, giun đất... Điều quan trọng là phải kiểm tra nước thường xuyên, nếu nước cạn quá cá sẽ bị nóng hoặc bị lạnh. Nếu bùn, nước nhiễm phèn thì phải bón vôi rồi thay nước mới”.

Khi lứa cá đầu tiên xuất bán, Sang đã thu lãi về trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Đến năm 2017, anh tiếp tục mở rộng mô hình với diện tích gấp đôi so với năm trước và tiền lãi thu được hơn 200 triệu đồng. Ngoài nuôi cá chình, anh Sang còn đầu tư nuôi cá lóc đầu vuông, nuôi bò, trồng 4 sào lúa, 5ha rừng. Từ giữa năm 2017 đến nay, anh đã thu nhập khoảng 300 triệu đồng từ mô hình tổng hợp này.

Từ việc nuôi cá chình thành công đầu tiên của huyện Lệ Thủy, mô hình của Võ Văn Sang đã có nhiều bạn trẻ đến học tập, làm theo. Anh Phạm Ngọc Duy Ánh, một đoàn viên ở thôn An Lão, xã Thái Thủy cho biết: “Thấy Sang nuôi thành công cá chình, nên tôi đến học tập kinh nghiệm nuôi cá chính, kỹ thuật nuôi cá chình để về nuôi. Mỗi lần tôi đến học, Sang đều chỉ bảo, giúp đỡ tận tình, tôi tự tin đầu tư làm mô hình hình nuôi cá chình”. Nhờ học nuôi cá chình từ Sang, đến nay, trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã có nhiều mô hình nuôi cá chình khác được hình thành.

Theo anh Sang, thị trường đầu ra của cá chình rất rộng lớn. Anh nuôi được bao nhiêu, các thương lái trong và ngoài tỉnh đến tận nhà để mua và hiện tại vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu. Bà Nguyễn Thị Duệ, mẹ Sang phấn khởi nói: “Thời điểm Sang khởi nghiệp, cháu mang toàn bộ tài sản xuống ngân hàng thế chấp vay vốn nên tôi cũng lo lắm. Vì cháu còn trẻ, ba mất sớm, lại phải lo cho đứa em học xa nhà, tôi cũng thường xuyên đau ốm nữa. Qua thời gian, thấy cháu làm được nên tôi mừng lắm, nợ ngân hàng cũng đã trả xong rồi”.

Báo Quảng Bình
Đăng ngày 08/06/2018
Xuân Vương
Nuôi trồng

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 09:51 23/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:49 24/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:49 24/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:49 24/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:49 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:49 24/12/2024
Some text some message..