Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chình bán công nghiệp

Với nhiều ưu điểm, người dân Cà Mau đang được giới chuyên môn và cơ quan chức năng khuyến khích đầu tư nuôi cá chình theo hình thức bán công nghiệp, thả nuôi trong lồng.

Hội thảo
Quang cảnh buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chình bán công nghiệp

Ngày 23/2, tại phường Tân Thành (TP.Cà Mau), Hội Thủy sản TP.Cà Mau kết hợp cùng Chi hội Cá Chình Việt Nam và Cty TNHH Công nghệ Sinh học Mega (Cty Mega) cùng chia sẻ, hướng dẫn người dân cách nuôi cá chình cải tiến.

Kỹ thuật nuôi cá chình của bà con hiện nay chủ yếu theo kiểu truyền thống, nuôi trong ao đất. Sau nhiều năm, các ao tù người dân sử dụng càng bị ô nhiễm nặng, dịch bệnh nhiều, hiệu quả giảm. Bà con được các chuyên gia khuyến cáo nên chuyển từ nuôi quảng canh truyền thống sang nuôi bán công nghiệp, phù hợp hơn.

Theo ông Phan Văn Hùng, Chi hội phó, Chi hội Cá chình Việt Nam, Nuôi cá trình truyền thống và bán công nghiệp khác nhau không nhiều. Cái cơ bản nhất là ở thức ăn. Trước nay, bà con vẫn nuôi cá chình bằng thức ăn tươi, là các loại cá tạp tận dụng tại địa phương, nguồn thức ăn này thiếu dinh dưỡng, cá chậm lớn.

Hiện nay, theo xu hướng nuôi bán công nghiệp, bà con cho ăn thêm thức ăn công nghiệp theo công thức 40/60 hoạc 50/50, sẽ có nhiều ưu điểm như ít gây ô nhiễm môi trường, dễ xử lý nước; Nhanh lớn, rút ngắn thời gian nuôi; Hiệu quả kinh tế cao hơn (trên 1 kg cá thương phẩm cho ăn thức ăn công nghiệp lợi nhuận tăng thêm 80.000 đồng/kg so với thức ăn tươi).

Ông Hùng cũng khuyến cáo bà con, nên thả nuôi cá trong lồng. “Mặc dù nuôi trong ao đất, bà con vẫn nên làm lồng. Vì như vậy, rất dễ dàng trong quản lý, phân cỡ cá (cá lớn không đều, khi đói cá lớn sẽ ăn thịt cá nhỏ); Nuôi được mật độ cao hơn; Rất dễ xử lý ao khi bị ô nhiễm, ảnh hưởng thời tiết; Nuôi thêm được cá bống tượng hoặc các loại cá khác ngoài lồng, có thêm nguồn lợi kinh tế”.


Vấn đề nan giải nhất đối với người nuôi cá chình hiện nay là nguồn giống và dịch bệnh.

Về nguồn giống không ổn định, chủ yếu giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, thời gian tới Chi hội Cá chình sẽ kết hợp cùng một số đơn vị xây dựng cơ sở ươm nuôi cá chình để cung ứng nguồn giống chất lượng cho người dân. 

Còn vấn đề dịch bệnh, được đại diện Cty Mega trao đổi rằng, bệnh phổ biến nhất trên cá chình là bệnh bạch biến. Nếu nuôi đúng quy trình kỹ thuật, hoàn toàn có thể khắc phục được, không có gì đáng ngại.

Nông Nghiệp Việt Nam, 23/02/2016
Đăng ngày 24/02/2016
Trần Hiếu
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:14 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:14 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:14 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:14 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:14 25/11/2024
Some text some message..