Chiết xuất từ cây sơn mài kháng khuẩn trên cá

Bài viết dưới đây cho thấy tiềm năng của việc sử dụng chiết xuất từ cây sơn mài để phòng trị bệnh do vi khuẩn trên cá.

Chiết xuất từ cây sơn mài kháng khuẩn trên cá
Tỉ lệ sống cá bơn tăng lên khi sử trị bệnh với chiết xuất từ cây sơn mài. Ảnh: Harte Research Institute

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng bao gồm protein, vitamin, khoáng chất và axít béo không bão hòa. Do lượng cá tiêu thụ cao, ngành nuôi trồng thủy sản đang là một ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản dễ đe dọa bởi dịch bệnh do nuôi mật độ quá dày và cho ăn quá nhiều để sản xuất hàng loạt trong hệ thống thâm canh. Những dịch bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra trên cá ngày càng khó điều trị và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng.

Để giảm thiểu tác hại dịch bệnh nông dân buộc phải sử dụng nhiều kháng sinh và hóa chất hơn, điều này làm tăng khả năng kháng kháng sinh và các vấn đề an toàn thực phẩm. Do đó, các sản phẩm thảo dược tự nhiên đã được đề xuất thay thế cho kháng sinh hóa học. Các sản phẩm tự nhiên được coi là hướng đi tiềm năng trong tương lai bởi nó an toàn cho vật nuôi,con người và ít gây vi khuẩn kháng kháng sinh. Các sản phẩm tự nhiên chứa các thành phần khác nhau như flavonoid, terpenoids, xanthones, alkaloids và polysacarit.

Công dụng của cây sơn mài trên cá

Rhus verniciflua còn được gọi là cây sơn mài nó có nguồn gốc từ các nước Đông Á. Cây sơn mài có tầm quan trọng về mặt kinh tế vì nó là một nguồn chính của véc-ni được sử dụng trong ngành công nghiệp thủ công mỹ nghệ và thuốc nhuộm tự nhiên. Hơn nữa, gỗ cây cũng có giá trị kinh tế lớn do các tính chất vật lý và hóa học tốt. Vỏ cây này đã được sử dụng làm chất kích thích miễn dịch trong y học dân gian và các hoạt động sinh học khác nhau bao gồm chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm và kháng khuẩn đã được báo cáo. Trong nghiên cứu trước đây của Kang SY và cộng sự 2005 đã cho thấy chiết xuất và thành phần của vỏ cây R . verniciflua cho thấy hoạt động kháng khuẩn đáng kể chống lại vi khuẩn gây bệnh trên cá như Edwardsiella tarda và Vibrio anguillarum . Vỏ của R . verniciflua và chiết xuất flavonoids của nó cũng có các hoạt động kháng virus chống lại virus gây bệnh trên cá hiệu quả.

bệnh trên cá, phòng bệnh cho cá, kháng sinh tự nhiên, cây sơn mài

Jae Young Jang và cộng sự 2018 đã cho thấy tiềm năng và thành phần kháng khuẩn của cây sơn mài có thể ứng dụng để phòng trị bệnh cho cá. Nghiên cứu cho thấy trong số các bộ phận khác nhau của cây sơn mài thì phần thân gỗ có hoạt động kháng khuẩn mạnh nhất chống lại các vi khuẩn gây bệnh trên cá như Edwardsiella tarda, Vibrio anguillarumStreptococcus iniae . Đo tổng hàm lượng phenolic và flavonoid trong phần thân gỗ trên cây sơn của R . verniciflua cũng có sự khác nhau. Phân tích sâu hơn cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa hoạt động kháng khuẩn và hàm lượng phenolic. Ngoài ra, methyl gallate và fustin, thành phần chính của vỏ cây và thân cây cũng cho thấy hoạt động kháng khuẩn, trong đó gợi ý các thành phần phenolic là thành phần có thể sử dụng như kháng sinh tự nhiên phòng bệnh cho cá.

Tối ưu hóa chiết xuất từ thân cây sơn mài

Jae-Woong Lim và cộng sự 2018 cũng cho thấy tiềm năng chiết xuất từ thân cây sơn mài trong việc phòng trị bệnh do vi khuẩn trên cá. Chiết xuất thân cây sơn R. verniciflua được tối ưu hóa cho hoạt động kháng khuẩn bằng phương pháp đáp ứng bề mặt (response surface methodology – RSM).

Mục đích của nghiên cứu Jae-Woong Lim và cộng sự 2018 là để tối ưu hóa các điều kiện chiết xuất từ Rhus verniciflua (RVS) cho hoạt động kháng khuẩn và năng suất. Để có được một trích xuất được tối ưu hóa (OE) từ thân gỗ cây sơn, các tham số trích xuất được tối ưu hóa bằng phương pháp phản ứng bề mặt . Điều kiện chiết tối ưu là: nồng độ ethanol 60%; nhiệt độ chiết 85 °C; và tỷ lệ dung môi trên mẫu (v / w) 30. Trong các điều kiện này, liên quan đến hoạt động kháng khuẩn của OE, nồng độ ức chế tối thiểu của nó là 250 g/mL. 

Để nghiên cứu hiệu quả của OE chống lại nhiễm trùng Edwardsiella tarda ở cá bơn vỉ Paralichthys olivaceus, cá được cho ăn chế độ ăn kiêng thêm OE. Cá dùng OE ở mức 30, 100 hoặc 300 mg / kg trọng lượng cơ thể/ngày trong 2 và 10 tuần cho thấy hiệu quả rõ rệt, với tỷ lệ sống tương đối là 14,3 đến 70,0% ( P  <0,01). Kết quả cho thấy các chiết xuất được tối ưu hóa (OE) cho thấy hiệu quả tuyệt vời chống lại bệnh edwardsiellosis trên cá bơn. Axit gallic , fustin và fisetin là các hợp chất hoạt động được xác định là có trong OE với tỷ lệ tương ứng là 1,82%, 20,90% và 2,12%. Những kết quả này cho thấy rằng chiết xuất từ cây sơn mài được tối ưu hóa có thể được sử dụng như là sự thay thế kháng khuẩn an toàn và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản.

Từ những nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng của cây sơn mài có thể được áp dụng rộng rãi để phòng trị bệnh cho cá nuôi. Việc tối ưu chiết xuất cũng giúp quá trình phòng trị bệnh này có hiệu quả rõ rệt. Đây là những cơ sở để các nhà khoa học có thể nghiên cứu về cây sơn mài hoặc cây sơn Phú Thọ nhằm ứng dụng sản phẩm của cây này vào thực tế nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.

Đăng ngày 25/12/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 04:57 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 04:57 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 04:57 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 04:57 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 04:57 19/11/2024
Some text some message..