Cho tôm ăn “tỏi đen” liệu có khả thi?

Tỏi được biết đến là một chất kháng sinh tự nhiên cho tôm, thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe của con người. Ứng dụng tỏi, mà gần đây là tỏi đen bổ sung vào thức ăn nhằm tăng cường miễn dịch cũng như phòng bệnh cho tôm là biện pháp hữu hiệu thay thế các loại hóa chất và kháng sinh.

tỏi đen
Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men.

Vậy tỏi đen là gì?

Tỏi đen có tên tiếng anh là Black Garlic và không có trong tự nhiên. Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90%. Thời gian lên men khá dài, thường kéo dài từ 30 - 60 ngày. Nhờ đó, tỏi trắng được lên men thành tỏi đen nhánh và hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

Tỏi đen có công dụng ra sao? 

Tỏi tươi có thành phần chính là alliin, hợp chất này dễ bị enzym alliinase thủy phân thành allicin. Còn tỏi đen do có quá trình lên men nên hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên nhiều như các hợp chất sulfur hữu cơ, polyphenol, đường fructose, đặc biệt hàm lượng hoạt chất chính là S-Allyl-L-cystein (SAC) tăng lên gấp 4 - 5 lần so với tỏi trắng. Do vậy, tỏi đen có tác dụng mạnh và khác so với tỏi trắng.

Tác động tích cực của tỏi đen đối với tôm thẻ chân trắng

Tỏi đen là một trong những thức ăn cung cấp cho tôm sức đề kháng tốt và duy trì hệ tiêu hóa ổn định. Bổ sung khoáng chất cần thiết vào thức ăn giúp tăng cường chức năng gan, tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng, giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn, chống stress, tăng cường miễn dịch, tăng trưởng nhanh và tăng tỷ lệ sống. 

Theo một nghiên cứu của Amoah và cộng sự (2021) đã thực hiện thí nghiệm đánh giá tác động của tỏi đen khi bổ sung trong thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (trọng lượng ban đầu 0,60 ± 0,001 g) với các nồng độ khác nhau (5,10,20,40 và 80 g/kg thức ăn) trong suốt 56 ngày nuôi. Kết quả cho thấy sự cải thiện đáng kể về trọng lượng cuối cùng, tỷ lệ tăng trọng, trọng lượng tăng trưởng cụ thể, yếu tố điều kiện, tỷ lệ hiệu quả protein, tỷ lệ sống, chỉ số gan và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn ở các nhóm được bổ sung tỏi đen so sánh với nhóm không có tỏi đen. Bổ sung tỏi đen với liều lượng 8% hoặc 80 g/kg thức ăn có thể giúp cải thiện tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm. 

tôm thẻ chân trắng
Tỏi đen có tác dụng tích cực trên tôm thẻ chân trắng.

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi đen nói riêng cũng như tỏi nói chung trong nuôi trồng thủy sản: Không nên nấu chín tỏi, vì khi ở nhiệt độ cao các hoạt chất trong tỏi sẽ phân hủy và giảm tác dụng. Ngoài ra, chất Alicin trong tỏi là kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ làm tôm rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột khi cơ quan tiêu hóa bị trống rỗng. Vậy nên nếu dùng tỏi nên bổ sung vào bữa ăn cuối cùng trong ngày và với liều lượng phù hợp. 

Rõ ràng, tỏi đen thể hiện một số lợi thế khi so sánh với tỏi tươi. Vì tỏi từ lâu đã được tiêu dùng trong xã hội loài người và đã được công nhận là một trong những thực phẩm an toàn, nên sẽ không có bất kỳ ràng buộc nào đối với việc phát minh thêm các sản phẩm tỏi đen cho thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, cũng như mục đích y tế. Bên cạnh đó, một quy trình có hệ thống và hiệu quả hơn để sản xuất tỏi đen là rất quan trọng vì điều thiết yếu là phải kiểm soát sự thay đổi mức chất chuyển hóa trong quá trình lên men để sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp. 

Đăng ngày 10/09/2021
Nhất Linh @nhat-linh
Nguyên liệu

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 09:37 19/11/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 09:37 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 09:37 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 09:37 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 09:37 19/11/2024
Some text some message..