Chủ động phòng, chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Hiện nay, tỉnh Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung đang vào mùa mưa bão, vì vậy để chủ động phòng, chống thiệt hại, người nuôi thủy sản cần lưu ý thực hiện một số biện pháp.

Nuôi lồng bè
Chủ động bảo vệ thủy sản trong mùa mưa bão, giảm thiệt hại cho người nuôi. Ảnh: NT

Đối với ao nuôi

- Lên kế hoạch thu hoạch và tiêu thụ khi thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm. 

- Kiểm tra bờ ao, đảm bảo không có lỗ hổng hay chỗ yếu nào có thể bị tràn nước. Gia cố bờ ao, đảm bảo chắc chắn, tránh nước lũ tràn vào. Phát quang bụi rậm, cây cối xung quanh bờ ao.

- Đặt lưới chắn bao quanh bờ ao, lưới cao khoảng 50 cm, nên ghim sâu dưới đất 30 cm.

- Thường xuyên theo dõi mực nước trong ao. Nếu mực nước quá cao, cần thiết phải thoát bớt nước thừa để giảm nguy cơ tràn ra khỏi ao.

- Nạo vét, khơi thông cống rãnh, luồng lạch, kênh mương, đảm bảo thoát nước tốt khi mưa lũ kéo dài.

- Bổ sung chế phẩm sinh học để nâng cao chất lượng nước, giúp ổn định môi trường sống cho thủy sản nuôi.

- Cung cấp thức ăn đầy đủ trước mùa mưa bão để tăng cường sức đề kháng cho tôm cá, giúp chúng chống lại stress do thời tiết. Khi điều kiện thời tiết bất lợi, giảm lượng thức ăn, tăng cường bổ sung men vi sinh, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi.

- Thường xuyên thủy sản nuôi để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

- Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất, hoá chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, dụng cụ cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, máy bơm, vôi, tàu thuyền, phao cứu sinh,…) để chủ động gia cố sửa chữa hệ thống bờ, cống khi có tình huống xấu xảy ra.

- Khử trùng ao nuôi sau mưa bão: Khử trùng ao bằng các chất khử khuẩn an toàn để bảo vệ sức khỏe của thủy sản; Xả nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; 

 - Khi mưa lớn kéo dài, nước ao nuôi bị đục, pH bị giảm đột ngột nên rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10kg/100m2), kết hợp bón vôi cho ao nuôi để ổn định pH nước và làm giảm độ đục của nước ao.

Đối với nuôi lồng bè

- Kiểm tra và gia cố lồng bè: Trước khi vào mùa mưa bão, cần kiểm tra các lồng bè, hệ thống dây neo, phao nổi để đảm bảo chúng vẫn vững chắc. Cần gia cố thêm nếu cần thiết, như buộc chặt lại các dây neo, kiểm tra độ bền của lưới và các vật liệu khác. Di chuyển vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhẹ, tránh bị gió bão gây hư hỏng.

- Trường hợp không di chuyển được lồng, cần che chắn lồng lưới bằng các mắt lưới inox phù hợp hoặc các dụng cụ làm giảm bớt lưu tốc dòng chảy, ngăn chặn rác, cành cây,..  gây rách lồng, tạo luồn lạch để thu gom. Tiến hành gia cố thêm lưới che chắn, neo chặt lồng nuôi, hạ lồng xuống thấp để giảm bớt sóng gió;  không để thủy sản nuôi lọt ra ngoài khi có thiên tai.

- Thường xuyên vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để thoát nước và treo túi vôi (5 kg/túi) trước dòng chảy để phòng bệnh cho thủy sản.

- Theo dõi chặt chẽ và tuân thủ nghiêm các hướng dẫn về phòng chống lụt bão của cơ quan chức năng; sơ tán người về nơi trú ẩn an toàn, đảm bảo không có thiệt hại về người khi xảy ra thiên tai.

- Chủ động bảo quản thức ăn, hóa chất và thuốc, nên chuẩn bị một lượng đủ và bảo quản tốt để sử dụng khi cần. 

- Theo dõi thường xuyên mực nước và dòng chảy xung quanh lồng bè. Nếu có dấu hiệu dòng chảy mạnh có thể làm sập lồng, cần có kế hoạch di dời hoặc gia cố.

- Sau mưa bão cần kiểm tra sức khỏe của thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời. 

- Kiểm tra lồng bè, các yếu tố môi trường nơi đặt lồng, bè nuôi. Di chuyển lồng, bè về lại vùng nuôi (nếu trước bão phải di chuyển lồng, bè để tránh bão); thu gom các rác thải, cành cây,…

Đăng ngày 09/10/2024
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 00:43 05/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 00:43 05/02/2025

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 00:43 05/02/2025

Tổng hợp 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất mà bạn nên biết

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp sinh động cho không gian sống mà còn giúp thư giãn hiệu quả, xua tan những căng thẳng trong cuộc sống bận rộn hiện đại. Đối với người mới, việc chọn loài cá cảnh phù hợp sẽ là bước đầu tiên quan trọng để bắt đầu thú vui này. Dưới đây là 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất, vừa khỏe mạnh, vừa dễ chăm sóc, giúp bạn tạo nên một bể cá ấn tượng và đẹp mắt.

Các loài cá cảnh
• 00:43 05/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 00:43 05/02/2025
Some text some message..