Chủ động phòng ngừa dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi tôm

Dịch bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện, gây thiệt hại cho người nuôi ngay từ đầu vụ tôm xuân hè 2013. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch lại gặp nhiều khó khăn, nguy cơ dịch bệnh có thể lan ra diện rộng.

phong ngua dich tom
Kiểm tra chủ động phòng dịch bệnh tôm

 Phóng viên Báo Hà Tĩnh có cuộc trao đổi với bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Tĩnh về vấn đề này.

- Xin bà cho biết tình hình dịch bệnh đốm trắng ở tôm và việc triển khai dập dịch hiện nay như thế nào?

Bệnh đốm trắng ở tôm (WSSV) được phát hiện từ ngày 3/5 tại một ao nuôi ở xã Kỳ Ninh, sau đó phát sinh thêm ở vùng nuôi tôm tại xã Kỳ Khang, Kỳ Thọ (Kỳ Anh)… và xã Hộ Độ (Lộc Hà), Xuân Trường (Nghi Xuân). Đến ngày 10/6, toàn tỉnh đã phát hiện WSSV tại 18 vùng nuôi tôm của các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Lộc Hà với tổng diện tích 46,3 ha, thiệt hại 986 vạn con tôm giống, trong đó huyện Kỳ Anh chiếm tới 83,3% diện tích bị bệnh.

Sau khi phát hiện dịch, Chi cục Thú y tỉnh đã phân công cán bộ trực tiếp phối hợp với các địa phương kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm xác minh dịch bệnh, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng chống. Trong đó, tập trung khoanh vùng dịch, tiến hành tiêu hủy toàn bộ ao tôm bằng hóa chất Chlorine (nồng độ 30 ppm); quản lý chặt nước trong ao sau 7 - 10 ngày mới được thải nước đi; cải tạo ao nuôi để thả lại tôm vụ mới, hoặc chuyển đổi nuôi đối tượng khác.

Chi cục đã cấp gần 4.150 kg hóa chất Chlorine hỗ trợ xử lý dịch bệnh. Ngoài ra, ngành chuyên môn hướng dẫn việc kiểm soát thu hoạch tôm trong vùng dịch, khắc phục một số yếu tố môi trường nước ao nuôi đối với tôm chết do một số chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng cho phép, xử lý chế phẩm sinh học, Zeolite... khi đáy ao ô nhiễm, khử trùng nguồn nước bằng Chlorine, BKA, BKC...

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác khống chế, dập dịch đốm trắng ở tôm hiện vẫn còn nhiều khó khăn, dẫn đến dịch bệnh tiếp tục phát sinh, nguy cơ lan rộng.

- Những khó khăn trong công tác khống chế, dập dịch hiện nay là gì, thưa bà?

Những vùng nuôi tôm bị bệnh trên đều thuộc vùng nuôi theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến với quy mô hộ gia đình. Do đó, cơ sở hạ tầng tại các vùng nuôi này hầu hết không đảm bảo, quản lý vùng nuôi chưa tốt gây khó khăn trong việc kiểm soát mầm bệnh, nhất là các động vật trung gian mang và lan truyền mầm bệnh.

Sau khi phát hiện dịch bệnh, một số địa phương và người dân còn chủ quan, thờ ơ. Trong đó, xem nhẹ công tác phòng chống dịch bệnh, báo cáo dịch chậm, chưa tập trung cao khoanh vùng dập dịch, có nơi biểu hiện sự thụ động, trông chờ hỗ trợ từ các cấp, ngành. Đặc biệt, hóa chất dập dịch hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu. Toàn tỉnh còn có gần 67% diện tích bị dịch bệnh nhưng chưa có hóa chất để xử lý. Mặt khác, năng lực giám sát, phát hiện dịch còn yếu, nhất là tuyến cơ sở (phần lớn đội ngũ thú y xã chưa được tập huấn kiến thức về giám sát dịch bệnh thủy sản)...

- Ngành chuyên môn có khuyến cáo gì để hạn chế sự lây lan dịch bệnh ở tôm trong thời gian tới?

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch đốm trắng ở tôm, trước tiên, các địa phương cần tập trung cao cho công tác chỉ đạo và huy động nguồn lực khống chế dịch bệnh; thành lập tổ công tác, phân công cán bộ bám sát địa bàn, tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm, tổ chức thực hiện các biện pháp bao vây, dập dịch; chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch, đồng thời báo cáo tình hình dịch, diễn biến dịch bệnh theo quy định.

Bên cạnh đó, ngành chức năng và các địa phương cần tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa tại các vùng chưa xẩy ra dịch bệnh; người nuôi tôm tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, cùng nhau bảo vệ môi trường vùng nuôi, tránh lây lan từ hộ này sang hộ khác.

Về lâu dài, phải chủ động phòng chống dịch trong suốt quá trình nuôi. Trong đó tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, rà soát năng lực để tổ chức chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh và nuôi xen ghép với các đối tượng khác (cua, rong câu...). Chính quyền địa phương cần đẩ4 mạnh thành lập các vùng nuôi theo hình thức HTX, tổ hợp tác..., chủ động kiểm soát các yếu tố đầu vào và quản lý vùng nuôi theo quy chế, huy động nguồn lực tham gia cùng với chính sách của Nhà nước khắc phục khi dịch bệnh xảy ra... tạo điều kiện sản xuất an toàn, bền vững.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 18/06/2013
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là là vi bào tử trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:57 01/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:57 01/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:57 01/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:57 01/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:57 01/12/2024
Some text some message..